Ấn tượng "Chào show"

Nghệ sĩ Cao Hồ Nga, một trong những người tham gia biểu diễn, chia sẻ rằng đây là lần đầu tiên cô được góp mặt trong một chương trình thuần túy sử dụng nhạc cụ dân tộc, không pha trộn với giao hưởng hay nhạc hiện đại.
"Trong suốt bao nhiêu năm tôi làm nghề, đây là lần đầu tiên tôi tham gia một chương trình chỉ sử dụng nhạc cụ dân tộc, không kết hợp với giao hưởng hay nhạc hiện đại. Nhạc dân tộc trong 'Chào Show' vẫn giữ được nét đặc trưng nhưng lại có cách thể hiện rất hiệu quả và mới mẻ", cô nhận định. Theo nữ nghệ sĩ, sự kết hợp giữa âm nhạc và ẩm thực giúp khán giả không chỉ nghe, nhìn mà còn cảm nhận văn hóa Việt bằng nhiều giác quan, tạo nên một hành trình khám phá trọn vẹn.

Quá trình thực hiện "Chào Show" cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực và quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng. Theo ông Nguyễn Khắc Anh, việc xây dựng một chương trình âm nhạc hoàn toàn mới với nhạc cụ dân tộc đòi hỏi nghệ sĩ phải luyện tập rất vất vả trong gần ba tháng.
Nghệ sĩ Trương Hồ Thảo Linh cũng cho biết, quá trình chuẩn bị cho "Chào Show" là một thử thách lớn. Khi nhận tổng phổ tổ khúc, cả nhóm mất hơn một tuần để tìm ra giải pháp phân chia hợp lý cho 30 nhạc cụ. Theo ý đồ của nhạc sĩ, mỗi nghệ sĩ phải chơi từ 8 đến 10 nhạc cụ khác nhau, đòi hỏi kỹ năng cao và sự tập trung tuyệt đối. Đây là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất với cô trong quá trình tập luyện.
Đồng hành cùng chương trình, nghệ sĩ Nguyễn Chí Thành bày tỏ niềm vui khi được là một mảnh ghép trong "Chào Show", cùng các đồng nghiệp truyền tải âm nhạc và văn hóa Việt Nam đến khán giả. Dù không có kỷ niệm đặc biệt nào, anh cho rằng quá trình tham gia giúp anh học hỏi và trải nghiệm nhiều điều mới mẻ. "Tôi cảm thấy mình biết nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn, và điều tuyệt vời nhất là có thêm những người anh, người chị nghệ sĩ mà giờ đây tôi coi như gia đình", anh chia sẻ.

Một trong những điểm đặc biệt khác của "Chào Show" là việc ứng dụng công nghệ Immersive Audio 20.4 – lần đầu tiên xuất hiện trong một chương trình nghệ thuật tại Việt Nam. Hệ thống âm thanh vòm 3D giúp người xem, dù ngồi ở bất kỳ vị trí nào, cũng cảm nhận được âm thanh một cách sống động và chân thực.
Sự kết hợp giữa âm nhạc truyền thống và trình diễn hiện đại trong "Chào Show" đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với nhiều du khách quốc tế. Marc Adrien Octave Cuit, du khách Pháp, bày tỏ sự hào hứng khi có cơ hội thưởng thức chương trình. "Những nhạc cụ truyền thống này rất mới mẻ với tôi. Hôm nay, tôi thật sự vinh dự khi được xem một chương trình độc đáo như thế này. Tôi đã từng nghe về 54 dân tộc Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy hình ảnh và âm thanh của họ được tái hiện sống động đến vậy", anh chia sẻ.
Cùng chung cảm nhận, Tom Bakaysa, du khách Mỹ, người đã có hành trình khám phá Việt Nam suốt 40 ngày, cũng dành nhiều lời khen cho chương trình. "Tôi đã xem nhiều show ở New York, Las Vegas và nhiều nơi trên thế giới, nhưng 'Chào Show' là một trong những chương trình ấn tượng nhất tôi từng xem. Điều làm tôi thích thú nhất là việc sử dụng hoàn toàn nhạc cụ truyền thống, mang đến một trải nghiệm thực sự đặc biệt", ông nhận xét.

Sự ra đời của 'Chào Show' được đánh giá là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh TP.HCM vẫn còn thiếu những chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm bản sắc Việt dành cho du khách. Ông Nguyễn Khắc Anh tin rằng đây sẽ là sản phẩm cần thiết, góp phần phát triển du lịch đêm của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. "Tôi hy vọng chương trình sẽ giới thiệu Việt Nam theo một cách chưa từng có – không chỉ qua âm nhạc mà còn kết hợp cả ẩm thực và hình ảnh", ông chia sẻ.
Tiến sĩ Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch, nhận định rằng "Chào Show" không chỉ là một chương trình biểu diễn mà còn là một trải nghiệm văn hóa đặc sắc. Việc kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại giúp du khách hiểu sâu sắc hơn về các vùng miền Việt Nam mà không cần phải di chuyển nhiều.

Với hướng đi bài bản và sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật dân tộc và công nghệ hiện đại, "Chào Show" có tiềm năng trở thành một sản phẩm du lịch đêm đặc trưng của TP.HCM, thu hút cả du khách trong và ngoài nước, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).
Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
Hội thảo khoa học Quốc gia “50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” đã diễn ra vào chiều 18/4.
Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC tại các địa danh nổi tiếng ở 63 tỉnh, thành phố nhằm quảng bá các di sản, thúc đẩy du lịch.
0