Ấn Độ hạ cấp quan hệ, hủy bỏ hiệp ước với Pakistan

Ấn Độ vừa công bố một loạt các biện pháp hạ cấp quan hệ với Pakistan, sau vụ tấn công khủng bố tại thung lũng Baisaran, thị trấn Pahalgam, vùng lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir vào ngày 22/4.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri cho biết, các mối liên hệ xuyên biên giới của vụ tấn công đã được "làm sáng tỏ" tại một cuộc họp đặc biệt của nội các an ninh, dẫn đến quyết định hành động chống lại Pakistan.

Quan chức Ấn Độ cho biết, New Delhi sẽ đình chỉ ngay lập tức một hiệp ước về nước sông quan trọng cho phép chia sẻ nguồn nước của hệ thống sông Indus giữa hai nước. Ông cũng cho biết, các cố vấn quốc phòng tại ủy ban cao cấp Pakistan ở New Delhi đã bị tuyên bố là những người không được hoan nghênh và được yêu cầu rời đi, đồng thời nói thêm rằng lực lượng chung của ủy ban cao cấp Ấn Độ tại Islamabad sẽ giảm từ 55 xuống còn 30 người. Bên cạnh đó, trạm kiểm soát biên giới chính giữa hai nước sẽ bị đóng cửa ngay lập tức và công dân Pakistan sẽ không được phép đến Ấn Độ theo thị thực đặc biệt.

Về phần mình, Pakistan cho biết, họ sẽ phản ứng đầy đủ hơn đối với các hành động của Ấn Độ, tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan cho biết, Ấn Độ đang sử dụng "một vụ việc khủng bố đáng tiếc" làm cái cớ để hủy bỏ một hiệp ước mà họ đã cố gắng trốn tránh từ lâu.

Vụ tấn công khủng bố xảy ra ngày 22/4 tại khu đồng cỏ du lịch nổi tiếng Baisaran, gần thị trấn nghỉ dưỡng Pahalgam ở Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Vụ tấn công đã khiến ít nhất 26 người đã thiệt mạng, trong đó 24 người là khách du lịch Ấn Độ, 1 người đến từ Nepal và người còn lại là hướng dẫn viên du lịch địa phương. Ngoài ra, vụ tấn công còn khiến 17 người khác bị thương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những quyết định vào phút chót của các bên liên quan đã khiến cho thoả thuận giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine diễn ra không như dự định. Điều đó cũng cho thấy, vẫn còn những chia rẽ khó dung hòa giữa Mỹ, Nga, Ukraine và châu Âu liên quan đến cách thức kết thúc cuộc chiến kéo dài hơn 3 năm.

Lễ tang của Giáo hoàng Francis dự kiến được cử hành vào ngày 26/4 tại Vatican. Hàng nghìn tín hữu, cùng nhiều nguyên thủ và lãnh đạo tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới, có thể sẽ đến tiễn đưa ông.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể tái áp đặt các mức thuế cao với nhiều quốc gia trong vòng vài tuần tới, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ và thế giới.

Xưởng Master Hatters Texas (Garland, bang Texas) là một trong những nơi góp phần gìn giữ và phát huy tinh hoa của nghề thủ công truyền thống Mỹ suốt hơn 60 năm qua.

Hàng chục robot hình người đã tham gia thi chạy cùng các vận động viên trong cuộc đua bán marathon đặc biệt tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Toà thánh Vatican có thể kéo dài thời gian viếng Giáo hoàng Francis cho đến sau nửa đêm, do số lượng tín đồ Công giáo hành hương đến Vương cung thánh đường Thánh Peter quá lớn.