70 năm, vang mãi bản hùng ca Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Thư viện Quân đội đã tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề '70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên'.

Các khách mời đã giúp các bạn trẻ hiểu sâu sắc hơn về những dấu mốc quan trọng, ý nghĩa và giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ. Đặc biệt, những câu chuyện về đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sĩ tại mặt trận Điện Biên Phủ - mặc dù điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, nhưng không kém phần phong phú, sáng tạo, đã truyền cho thế hệ trẻ niềm tự hào và tinh thần không ngừng học hỏi, mở mang hiểu biết, khẳng định tầm quan trọng việc đọc sách, coi sách là cầu nối để hiểu hơn về lịch sử dân tộc, về truyền thống vẻ vang của cha ông.

Những câu chuyện về đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sĩ tại mặt trận Điện Biên Phủ đã truyền cho thế hệ trẻ niềm tự hào và tinh thần không ngừng học hỏi, mở mang hiểu biết.

Tham gia tọa đàm có các khách mời: Đại tá Nguyễn Hữu Tài, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 209, Đại đoàn 312; Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện phó Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), cùng các nhà nghiên cứu lịch sử.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vừa ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thời gian lấy ý kiến bắt đầu từ ngày 6/5 và hoàn thành vào ngày 5/6.

Khi mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã) đi vào vận hành từ ngày 1/7 tới, cấp xã sẽ là đơn vị tổ chức thực hiện chính sách (từ Trung ương và cấp tỉnh), tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; các nhiệm vụ cần sự tham gia của cộng đồng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp xã.

Với 8 Chương, 58 Điều, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã được chỉnh lý theo nguyên tắc quy định các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho tất cả người lao động nói chung, cơ bản không phân biệt các đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, cũng có những quy định chính sách hỗ trợ riêng cho một số đối tượng đặc thù, đối tượng yếu thế.

Người lao động mất việc do sắp xếp bộ máy, hay mất việc do tự động hóa, trí tuệ nhân tạo cần được bổ sung vào đối tượng hưởng hỗ trợ chuyển đổi nghề. Cùng với đó, thủ tục để thực hiện các thủ tục từ trợ cấp thất nghiệp, vay vốn tạo việc làm cũng cần đơn giản hóa.

Dự Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) sẽ cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế, sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ am hiểu sâu về luật pháp quốc tế.