6 trụ cột công nghiệp văn hóa tiềm năng phát triển

Thay vì đầu tư tràn lan cho 12 ngành công nghiệp văn hóa, trong giai đoạn tới, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đề xuất tập trung 6 lĩnh vực mà Việt Nam đang có dư địa và tiềm năng. Đây là những ngành đã tạo được dấu ấn riêng định vị bản sắc, thương hiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Ngành công nghiệp văn hóa đã đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, riêng trong năm 2019 đã đóng góp trên 6% GDP. Sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm 2022 đạt 4% GDP thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp, người lao động tham gia. Dù các ngành công nghiệp văn hóa non trẻ đã có những bước tiến để hòa nhập vào dòng chảy công nghiệp văn hóa thể giới nhưng để bứt phá mạnh mẽ vẫn cần có những giải pháp đồng bộ và toàn diện.

Ông Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho biết: "Nắm vững nguyên tắc phát triển kinh tế, đồng thời phải bảo tồn di sản văn hóa, xây dựng tiêu chí nông thôn mới, các tiêu chí khác rất nhiều nhưng trong đó vấn đề bảo vệ văn hóa di sản rất lu mờ".

Ông Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam

Thay vì đầu tư tràn lan cho 12 ngành công nghiệp văn hóa, trong giai đoạn tới, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đề xuất tập trung 6 lĩnh vực mà Việt Nam đang có dư địa và tiềm năng gồm: điện ảnh; du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thiết kế; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ. Đây là những ngành đã tạo được dấu ấn riêng định vị bản sắc, thương hiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Ông Đỗ Lệnh Hùng Tú - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết: "Để điện ảnh thành công nghiệp văn hoá thì tác phẩm phải bán được, mua được và hòa nhập với thế giới. Chính vì thế không chỉ là nội dung, nghệ thuật thể hiện kể cả những vấn đề mang tính dân tộc vì đi đến tận cùng của dân tộc chính là tận cùng của thời đại".

Ngành văn hóa đã xác định 6 trên 12 trụ cột là những lĩnh vực sẽ được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới.

Bộ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan hoàn thiện, trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong giai đoạn mới. Mục tiêu đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp 7% GDP.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”. Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ ngành tính toán dành gói tín dụng ưu đãi, trước mắt khoảng 20-30 nghìn tỉ đồng cho ngành công nghiệp văn hóa. Các chuyên gia, nhà sáng tạo tin tưởng, ngoài tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đã tạo nên khí thế mới và động lực mới để các ngành công nghiệp văn hóa phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.

Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).

Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.