Thương nhớ Giêng Hai
Mội buổi sáng Giêng Hai từ ban công, tôi nhìn ra bờ đê chạy dọc theo con sông hiền hòa, nơi lũ trẻ thường chơi thả diều mỗi ngày hè. Mưa xuân tung bụi nước như tẩy đi bụi trần, dai dẳng, len lỏi phả vào cái rét ngọt để cỏ triền đê thay nhau mọc lên mơn mởn đậm chất xuân. Giêng Hai gieo vào hồn những cảm xúc mới, những khúc nhạc xuân nhẹ nhàng mà sâu lắng, trữ tình. Dẫn dắt ta đến một bến bờ mới lạ thư thái, an nhiên.
Ký ức Giêng Hai như cơn bão ùa về, là mùa hoa xoan nở tím li ti dọc theo triền suối. Nơi ba vợ tôi đã trồng những cây xoan từ những ngày đầu ra mảnh đất chợ này bám víu mưu sinh. Chợ quê, được phủ cả một rừng xoan, mùa hoa về là tôi thấy thương nhớ ba – người đã gắn bó trên hai mươi năm với mảnh đất này.
Ba thường bảo “Mảnh đất ven suối này sỏi đá khô cằn, rất khó để trồng được cây ăn quả có giá trị. Chỉ trồng được tre và xoan đâu, để tránh gió, tránh rét và thân xoan sau này còn làm được trần nhà”. Nay ba đã về nơi cực lạc, xoan nở đẹp nao lòng bời bời tím rụng, biêng biếc cả con suối quê, để lại những luyến thương khôn nguôi.
Giêng Hai giáp hạt, câu nói đó ngày thơ bé tôi chả hiểu gì. Mãi sau này khi trưởng thành mới hiểu được câu nói của bà. Giêng Hai là thời điểm vô cùng quan trọng đối với nhà nông, nhất là những gia đình thuần nông như nhà tôi ngày xưa, mỗi nhà đông con cái rất nhiều miệng ăn chỉ trông chờ vào vụ lúa, vụ khoai.
Qua Tết, tất bật với công việc xuống đồng, đầu tư cho vụ mùa mới. Từ thời điểm gieo hạt lúa đến khi lên xanh tốt, đẻ nhánh và phải đợi ba bốn tháng mới thu hoạch. Kéo theo những bữa cơm, mùa giáp hạt cứ thưa dần, gạo ít đi nên phải độn thêm khoai, sắn mới được bữa no. Nhiều nhà túng quẫn, lại đi mượn hàng xóm, rồi được mùa lại trả sau. Cứ như vậy thành một vòng luẩn quẩn. Giờ đây, không còn cảnh mùa giáp hạt nữa, bữa cơm gia đình luôn có đầy đủ thức ăn, đồ uống nhưng vẫn nhớ ăm ắp một thời đầy gian khó, đầy tình làng nghĩa xóm.
Giêng Hai là khoảng thời gian mùa xuân lắng đọng, là mùa náo nức hội làng, ngập tràn sắc màu văn hóa quê hương. Trên con đường đê uốn lượn qua cánh đồng xanh mướt, từng đoàn người trong tà áo dài, khăn đóng như dòng sông hoa chảy về những lễ hội làng quê. Tiếng trống hội vang vọng, hòa quyện cùng hương trầm thoang thoảng trong không gian, đánh thức những ký ức linh thiêng tựa như hơi thở của tổ tiên. Trong không khí ấy, ai ai cũng như được tiếp thêm nguồn năng lượng diệu kỳ từ đất trời, lòng người mở ra, tâm hồn thư thái, để những ước nguyện xuân xanh nở rộ như cánh mai vàng.
Giêng Hai là những cơn mưa phùn lất phất giàu hình ảnh như chạm vào trái tim của thi nhân.
“Tháng Giêng mưa trên tóc
Những người đi lễ chùa
Theo giọt mưa cầu phúc
Tiếng chuông từ bi mơ”
(Mưa tháng Giêng – Nguyễn Việt Chiến)
Đó là thời điểm người dân đi lễ chùa. Một nét đẹp truyền thống của người Việt trong mùa xuân, khi khởi đầu năm mới bằng sự tịnh tâm và cầu nguyện cho những điều tốt lành của năm mới. Nơi không gian mưa bụi mờ ảo đan xen với vẻ tĩnh lặng, thiêng liêng của cảnh lễ chùa khi những giọt mưa nhỏ li ti rơi nhẹ trên mái tóc, vừa như chạm vào người, vừa như thấm vào lòng.
Đó là thứ mưa tháng Giêng – không ồn ào, không nặng hạt, mà dịu dàng, man mác, làm dấy lên trong lòng người những suy tư lặng lẽ. Khép lại bằng âm thanh ngân vang trầm mặc, tựa như nhịp thở của chốn linh thiêng. Tiếng chuông ấy không chỉ xua tan u sầu, mà còn mở ra một cõi an nhiên, khiến lòng người thêm nhẹ nhõm và thanh thản.
Thương nhớ Giêng Hai, tôi thương cả những năm tháng cũ, những con người cũ. Dù cuộc sống có cuốn tôi đi xa đến đâu, tôi vẫn luôn mong được sống lại những khoảnh khắc giản dị mà ấm áp ấy. Bởi Giêng Hai trong tôi không chỉ là mùa xuân, mà còn là mùa của yêu thương, của gắn kết, của những điều đẹp đẽ nhất mà cuộc đời ban tặng.
Anh Đức
UBND thành phố Hà Nội đã xác định ba khu vực trọng điểm sẽ được ưu tiên đầu tư phát triển du lịch: Hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ, khu du lịch Ba Vì, Di tích quốc gia đặc biệt Hương Sơn. Đây có thể xem là ba biểu tượng đại diện cho ba dòng chảy song song trong bản sắc du lịch Hà Nội: văn hóa - sinh thái - tâm linh.
Giữa những gam màu ẩm thực đầy hoài niệm của Hà Nội xưa, nổi bật nhất là ốc om chuối đậu - món ăn dân dã mà đậm đà hương vị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam; Hàng nghìn người dự Đại lễ Phật đản 2025; Khởi tố nhóm buôn bán hàng nghìn chai nước hoa giả; Pakistan tuyên bố đánh chặn hầu hết tên lửa của Ấn Độ... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moskva tại Liên bang Nga; Sẽ xem xét kỹ đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy; Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Thủ đô và đất nước; Nga tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn 30 ngày theo đề nghị của Ukraine với điều kiện nhất định;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Tiếp tục các hoạt động của Tổng Bí thư Tô Lâm trong chuyến công tác tại Nga; Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, chúc mừng Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Pakistan phát động chiến dịch quân sự đáp trả Ấn Độ;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Giữa guồng quay hối hả của nhịp sống hiện đại, nơi nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần phai nhạt, làng Chàng Sơn yên bình (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn giữ cho riêng mình một "người giữ lửa" thầm lặng.
0