40 năm đổi mới ngành Xã hội học ở Việt Nam

Ngành Xã hội học Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã có những bước phát triển cả về lý luận, phương pháp và ứng dụng.

Hội thảo về “Vai trò của ngành Xã hội học trong 40 năm đổi mới ở Việt Nam” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với mục tiêu: nhìn nhận, đánh giá những thành tựu đạt được của ngành Xã hội học đối với sự phát triển của đất nước. 

Hội thảo không chỉ là dịp để nhìn lại vai trò, sự đóng góp của ngành Xã hội học đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước trong chặng đường 40 năm qua, mà còn là cơ hội để tìm ra các giải pháp, đề xuất định hướng mới cho tương lai. Các đại biểu đặt ra những câu hỏi lớn, liên quan đến việc ngành Xã hội học Việt Nam sẽ thích ứng ra sao trước những thách thức mang tính toàn cầu hiện nay, như trí tuệ nhân tạo, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng trong thời đại chuyển đổi số?

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, với vai trò là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội hàng đầu cả nước, là nơi khai sinh và phát triển ngành Xã hội học hiện đại ở Việt Nam. Các nhà xã hội học của nhà trường không chỉ đóng góp phần xây dựng nền tảng lý luận và phương pháp cho ngành, mà còn trực tiếp tham gia tư vấn chính sách, nghiên cứu ứng dụng, phục vụ cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Với tinh thần trao đổi học thuật, đối thoại nghiêm túc cởi mở, cùng sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, hội thảo đã mang đến những góc nhìn, những kiến nghị có giá trị và gợi mở những định hướng mới, góp phần phát triển bền vững đất nước, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

  • Quan tâm nhiều nhất
  • Mới nhất

15 trả lời

15 trả lời