Tắc thanh khoản phân khúc farmstay, homestay vùng ven Hà Nội
Thị trường ghi nhận diễn biến thưa thớt người đến khảo sát, tìm kiếm đất đai diễn ra rõ rệt nhất tại khu vực vùng ven Hà Nội, nơi trước đây từng "sốt nóng" trước nhu cầu mua đất farmstay, homestay. T., một môi giới chuyên phân phối bất động sản tại Ba Vì, Thạch Thất than thở, hơn 1 tháng nay, anh chỉ chốt được thành công 1 thương vụ. Giai đoạn 2020-2021, dù dịch bệnh nhưng anh T. tiết lộ, có thời điểm, điện thoại reo liên tục vì khách hàng hỏi. Lượng giao dịch chốt trong tháng có lúc lên tới con số 10. Nhưng thời gian gần đây, người mua đã vắng dần. Người bán nhờ rao tìm chủ mới hộ cũng trở nên khó khăn.
"Người mua không còn mạnh tay xuống tiền mua đất. Họ trở nên cẩn trọng, tâm lý thăm dò và xem xét kỹ lưỡng. Họ phòng ngừa rủi ro xảy ra khi mua ở thời điểm hiện tại vì giá đất tăng cao, khó thanh khoản. Việc vay vốn ngân hàng không còn dễ dàng như trước nên cũng hạn chế khả năng mua – bán của khách hàng", anh T. chia sẻ thêm.

Các chuyên gia cho biết, giá bất động sản tăng nhưng tính thanh khoản chưa tỷ lệ thuận. Giá bất động sản miền Bắc nhiều nơi tăng 3-5 lần trong thời gian qua. Giá neo ở mức cao nên thanh khoản trở nên khó khăn.
Ngay cả khi người bán đưa ra mặt bằng giá mới, có phần hạ nhiệt nhưng giao dịch thanh khoản rất chậm. Nguyên nhân là do người bán tính phần "trượt giá", "phát triển hạ tầng" và "lợi nhuận" vào giá trị tài sản. Người mua lại kỳ vọng giá giảm nhờ dịch bệnh và chính sách siết thị trường. Họ chờ mua với giá bằng hoặc thấp 5-10%. Nhưng ở chiều ngược lại, người bán nếu không áp lực vay sẽ không giảm giá, giữ luôn giá bán kỳ vọng làm mặt bằng giá mới.
Trong nhóm người bán bị áp lực áp ngân hàng, muốn thanh khoản nhanh phải chấp nhận giảm 5% để giao dịch, giao dịch mới xuất hiện. Và nghịch lý thị trường xuất hiện khi đâu đâu cũng tăng giá nhưng thanh khoản lại thấp
Ông Cao Minh Thành, Tổng giám đốc MLAND Pro nhận định, kỳ vọng vào bất động sản khiến giá sẽ tăng. Nhưng đến một ngưỡng nhất định, siết tín dụng làm cho nhà đầu tư không thể tiếp tục "gánh lãi". Thị trường trở nên đói vốn. Họ phải cắt lỗ và giá dần dần sẽ giảm.

Các chuyên gia cho rằng, sự chuyển động của thị trường hiện tại cho thấy diễn biến đang đi dần vào sự ổn định. Sau thời gian tăng trưởng nóng, ảnh hưởng dịch bệnh cộng tâm lý kỳ vọng quá lớn vào bất động sản khiến dòng tiền xu hướng đổ mạnh vào kênh đầu tư này. Kết quả, giá bất động sản tăng cao dựa trên niềm tin rất lạc quan về bất động sản – kênh trữ tiền an toàn, hiệu quả. Đến hiện tại, sức nóng thị trường có phần hạ nhiệt do một phần điều chỉnh của cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng đây là sự tác động kịp thời để bình ổn giá bất động sản.
Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, những nhà đầu tư vốn yếu, kinh nghiệm ít, hay thích mạo hiểm và lướt sóng sẽ phải rời thị trường. Những nhà đầu tư đủ lực chống chọi lại biến động sẽ ở lại. Mặt khác, trải qua chu kỳ của thị trường, nhà đầu tư sẽ dày kinh nghiệm và đủ thông thái để đưa ra quyết định sáng suốt.


Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.
Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.
Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
0