Yêu cầu dừng tuyển thẳng vào lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các địa phương không tuyển thẳng và cộng điểm ưu tiên cho thí sinh có chứng chỉ IELTS trong quá trình tuyển sinh vào lớp 10 gần đây đã nhận được sự ủng hộ từ phụ huynh, học sinh và các thầy, cô giáo.

Thông tin này đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, đặc biệt là của phụ huynh có con học trung học cơ sở (THCS), vì Bộ GD&ĐT đã đưa ra văn bản yêu cầu một số địa phương dừng tuyển thẳng và cộng điểm ưu tiên cho tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không đúng quy định, như có giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh hay chứng chỉ ngoại ngữ. Văn bản của Bộ nhận được sự ủng hộ từ nhiều phụ huynh, học sinh, thầy, cô giáo và chuyên gia giáo dục.

Nghệ An là một trong những địa phương tiên phong trong việc cộng điểm vào lớp 10 cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ IELTS. Từ năm 2021, Nghệ An đã tuyển thẳng học sinh có điểm IELTS đạt 6.0 vào trường THPT công lập có lớp tiếng Anh tăng cường và 7.0 trở lên đối với Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.

Tuyên Quang công bố tuyển thẳng học sinh có điểm IELTS 5.0 trở lên. Riêng thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên Anh của trường THPT chuyên, điều kiện tuyển thẳng là IELTS đạt 7.0 trở lên. Thí sinh đạt mức điểm 6.0 - 6.5 được cộng từ 1 - 2 điểm. Địa phương này tổ chức ba bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ để tuyển sinh lớp 10.

Lào Cai miễn thi và tính điểm 10 môn Tiếng Anh vào lớp 10 công lập cho thí sinh có IELTS từ 4.0 trở lên. Đối với Trường THPT chuyên Lào Cai, thí sinh được miễn thi và tính điểm tối đa để xét tuyển bài thi môn ngoại ngữ không chuyên khi có một trong các chứng chỉ sau: IELTS 4.0 điểm, TOEFL 45 điểm.

Quảng Trị cũng có quy định nếu đạt từ 4.0 IELTS trở lên, thí sinh được quy đổi thành 9 điểm môn này trong kỳ thi vào lớp 10 công lập, áp dụng cả với trường chuyên và không chuyên. Ngưỡng điểm quy đổi với 4.5 và 5.0 IELTS là 9.5 và 10 điểm. Ngoài IELTS, tỉnh Quảng Trị còn chấp nhận nhiều chứng chỉ khác như TOEFL iBT, TOEIC, VSTEP, Aptis Esol.

Bộ GD&ĐT yêu cầu địa phương dừng tuyển thẳng lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS

Vấn đề ưu tiên IELTS nói riêng và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nói chung để tuyển sinh THPT đã thu hút ý kiến trái chiều từ nhiều năm qua. Một số nhà trường đã từ chối sử dụng phương thức tuyển thẳng học sinh có chứng chỉ IELTS. Việc không tuyển thẳng học sinh có IELTS được coi là giúp tránh lãng phí cho phụ huynh và cung cấp nhiều cơ hội hơn cho những học sinh từ gia đình khó khăn, không đủ kinh phí để học và thi IELTS.

Một số nhà trường đã từ chối sử dụng phương thức tuyển thẳng học sinh có chứng chỉ IELTS. Việc không tuyển thẳng học sinh có IELTS được coi là giúp tránh lãng phí cho phụ huynh và cung cấp nhiều cơ hội hơn cho những học sinh từ gia đình khó khăn, không đủ kinh phí để học và thi IELTS.

Qua đây một số địa phương cũng cần rà soát lại và điều chỉnh kế hoạch, phương án tuyển sinh vào lớp 10 đúng quy định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.

Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.