Ý kiến người dân trước việc xe buýt tăng giá
Nếu như hiện nay, mỗi lần di chuyển đến chỗ làm thêm, chị Nguyễn Thị Thảo(quận Thanh Xuân, Hà Nội) phải mua vé xe buýt số 12 với giá 7.000đ/lượt, thì dự kiến từ năm 2024, chị sẽ phải trả tăng lên thành 10.000đ theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội.
Chị Thảo cho biết: “Việc đề xuất tăng giá xe buýt cũng là hợp lý. Vì bây giờ, lạm phát tăng rất cao, cùng với đó nhiên liệu như xăng, dầu để chạy xe cũng tăng. Vậy nên tôi nghĩ, việc tăng giá xe buýt cũng là phù hợp. Hơn nữa, giá thì tăng như vậy cũng không quá cao so với các loại hình phương tiện khác.”
Cũng đồng ý với ý kiến trên, chị Trương Thị Miền (Quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, đề xuất tăng giá cũng là phù hợp với xu hướng, vì nhiều năm qua xe buýt không tăng giá. Hơn nữa, giờ thu nhập của người dân cũng đã được cải thiện, nên việc tăng này cũng là hợp lý.
Khác với việc hoàn toàn ủng hộ như chị Thảo hay chị Miền, một số người khác lại cho rằng, tăng giá vé xe buýt như đề xuất là chưa thực sự phù hợp, hay thậm chí là nếu muốn tăng giá, thì cần có điều kiện đi kèm.
Chị Đặng Thị Tâm (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: “Mình hiện nay đang đi làm cũng không xa nhà lắm, nên mình có đăng ký mua vé tháng xe buýt là 200 nghìn/ tháng. Với đề xuất tăng giá vé này, một tháng mình sẽ bỏ ra 280 nghìn; như vậy mình thấy khá là cao. Mà khoảng cách di chuyển từ nhà mình đến chỗ đi làm cũng khá là gần, vậy nên mình đang cân nhắc, nếu giá vé tăng như vậy, mình sẽ có thêm những lựa chọn khác.”
Bên cạnh những ý kiến đơn thuần về giá vé, cũng có ý kiến cho rằng giá vé tăng nhưng các dịch vụ không được cải thiện khiến cho khách hàng không hài lòng. Anh Ngô Quốc Việt (Quận Đống Đa, Hà Nội ) đánh giá: “Trên FB hay các nền tảng MXH , cũng có khá nhiều bạn học sinh, sinh viên hay những người đi xe buýt phàn nàn về chất lượng dịch vụ của bên xe buýt. Ví dụ như việc đón khách quá nhanh khiến người đi xe không lên xe kịp, hoặc việc đối xử với những người cao tuổi. Nếu nhà xe khắc phục được những điều ấy , thì đồng tiền mà tôi bỏ ra đi xe buýt với chất lượng phục vụ tốt và cơ sở hạ tầng tốt, tôi cũng cảm thấy hợp lý và đáng để sử dụng.”
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc tăng giá vào giai đoạn này là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển hoạt động của loại hình giao thông cộng này, cần có phương án nâng cao chất lượng phục vụ cũng như cơ sở vật chất để thu hút người dân sử dụng.


Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.
Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 21/4 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
0