Bão và những điều người dân cần quan tâm

Bão là nỗi kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề cho những quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam. Người dân cần chú ý phòng chống bão để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Ở nước ta, mỗi năm phải hứng chịu từ 5-6 cơn bão trực tiếp đổ bộ. Không chỉ tác động trực tiếp đến ven biển, bão còn ảnh hưởng đến các vùng miền khác trên đường đi của nó. Vì vậy, tùy thuộc vào khu vực sinh sống, làm việc, mọi người cần ghi nhớ một số đặc điểm chính về cơn bão.

Đối với người dân sinh sống ven biển và cộng đồng ngư dân, phải nắm được vị trí của tâm bão, hướng di chuyển của bão, sức mạnh của gió, nước biển dâng. Người dân ở các khu vực khác cần chú ý về sức mạnh của gió bão, đặc biệt là các cảnh báo về hoàn lưu bão sẽ gây ra mưa lớn và kèm theo đó là lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại địa phương mình.

Tốc độ gió bão và mức độ nguy hiểm được phân thành các cấp độ như sau: bão cấp 8 - 9: gió mạnh làm tốc mái, đổ cây nhỏ, rất nguy hiểm với tàu thuyền; cấp 10 - 11 là bão mạnh, sẽ làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, làm đắm tàu thuyền. Cấp 12 - 15, bão rất mạnh, có sức tàn phá cực lớn, làm nhà cửa hư hại nặng; làm bật gốc cây cổ thụ, đánh đắm tàu có trọng tải lớn. Cấp 16 - 17 đạt mức siêu bão, sức phá hoại cực lớn, có thể gây thảm họa, ngập lụt nghiêm trọng, đánh đóng tàu biển có trọng tải lớn.

Trong lịch sử, siêu bão Haiyan vượt trên cấp 17 đã đổ bộ vào Philippines, cướp đi mạng sống của 10.000 người tại miền Trung nước này và phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

  • Quan tâm nhiều nhất
  • Mới nhất

15 trả lời

15 trả lời