Xung quanh đề xuất 350.000 tỷ đồng phát triển văn hóa

Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội dành hai ngày thảo luận về tình hình phát triển kinh tế xã hội. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu đã nhắc tới Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035 đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng. Đây cũng là Chương trình mục tiêu Quốc gia đang nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân, bởi tổng số vốn mà ngành văn hóa đề xuất lên tới 350.000 tỷ đồng.

350.000 tỷ đồng sẽ được đầu tư vào đâu? Trọng tâm là gì? Đó là những thắc mắc của các Đại biểu Quốc hội khi được hỏi về Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa giai đoạn 10 năm tới.  

Kể từ sau Đại hội văn hóa toàn quốc năm 2021, lĩnh vực văn hóa nhận được rất nhiều sự quan tâm. Điều này cho thấy công cuộc đổi mới về chính trị, kinh tế của đất nước đã đạt nhiều thành tựu, giờ là lúc cần quan tâm đến đổi mới trong lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, dường như văn hoá mới chỉ được quan tâm nhiều ở cái vỏ bên ngoài như xây dựng cơ sở vật chất tượng đài, nhà hát, nhà văn hóa,… nhưng nhiều nơi bỏ hoang, lãng phí. Việc trùng tu, tôn tạo di tích cũng chưa làm tốt. 

Đầu tư cho văn hóa là cần thiết, nhưng đầu tư sao cho hiệu quả, là mong mỏi của nhiều ĐBQH và cử tri cả nước. 350.000 tỷ đồng cho việc phát triển nền văn hóa của đất nước thì không phải là quá lớn. Nhưng nếu đầu tư để rồi lãng phí, không hợp lòng dân, đó sẽ là những hệ quả khó có thể đong đếm được.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.

Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.