Xung đột Israel - Hamas gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu
Các chuyên gia nhận định, việc xung đột bùng phát giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas có thể khiến các ngân hàng trung ương đối mặt với những xu hướng lạm phát mới. Tuy nhiên, tác động đến nền kinh tế thế giới còn tùy thuộc vào diễn biến xung đột. Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Agustin Carstens cho rằng, còn quá sớm để có thể chỉ ra tác động của cuộc xung đột hiện nay, dù thị trường dầu mỏ và chứng khoán có thể bị ảnh hưởng ngay lập tức.
Cuộc xung đột ở Trung Đông vẫn có nguy cơ tạo ra những tác động khó dự đoán trước đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đang chậm lại. Trong khi đó, nhà kinh tế trưởng Karim Basta tại công ty cố vấn đầu tư Capital Management cho rằng, xung đột có thể khiến giá dầu tăng cao hơn, kéo theo lạm phát tăng lên, gây rủi ro cho triển vọng tăng trưởng kinh tế. Cả Israel và Palestine đều không phải là những nhà cung cấp lớn trên thị trường dầu mỏ, nhưng xung đột lại xảy ra tại khu vực sản xuất dầu mỏ lớn của thế giới. Do vậy phản ứng của các nước như Iran, Ả Rập Xê Út sẽ được theo dõi chặt chẽ vì nó có thể gây ra đợt tăng giá dầu mới.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0