Xung đột Gaza tàn phá kinh tế Bờ Tây

Cuộc xung đột đang diễn ra ở Dải Gaza không chỉ tàn phá hạ tầng vùng đất này mà còn có thể khiến nền kinh tế của người Palestine ở Gaza và Bờ Tây bị thụt lùi hàng thập kỷ. Trong số những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất có một nhà máy sản xuất xà phòng truyền thống đã có tuổi đời hàng thế kỷ ở thành phố Nablus.

Anh Ahmed Dwikat, một quản đốc của nhà máy sản xuất xà phòng Touqan Soap cho biết xung đột đã khiến tài sản của người dân bị phá hủy, kinh tế kiệt quệ.

Kể từ khi xung đột xảy ra người dân Gaza chỉ mua những đồ dùng thiết yếu do việc đi lại bị hạn chế.

Ngoài ra, việc vận chuyển các nguyên liệu thiết yếu cũng gặp khó khăn khi  Israel tăng cường biện pháp an ninh tại các trạm kiểm soát. Ông Nael Qubbaj, giám đốc nhà máy, cho biết doanh số bán hàng của nhà máy đã giảm 17%, trong khi chi phí tăng hơn 25%.

Ông Nael Qubbaj, Giám đốc nhà máy xà phòng Touqan Soap cho biết: “Chúng tôi đang phải cố gắng hết sức để duy trì công việc và giữ chân công nhân tiếp tục làm việc thay vì ở nhà vì họ còn có gia đình và muốn tự đảm bảo cuộc sống của mình”.

Hầu hết khách hàng của ông Saleh Rayyan đều ở Israel nhưng tình hình hiện tại đang đẩy công ty của ông đến bờ vực phá sản

Tác động của cuộc xung đột đang được cảm nhận trên các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Bờ Tây.

Ông Saleh Rayyan, chủ sở hữu và quản lý của Công ty Nội thất Al-Rayyan: “Chúng tôi có rất nhiều công nhân từng làm việc ở Israel. Bây giờ họ không thể đến đó. Ngoài ra, rất nhiều nhân viên không nhận được lương”.

Xung đột Gaza tàn phá kinh tế Bờ Tây

Chính quyền địa phương ước tính lĩnh vực công nghiệp đã giảm từ 50 đến 60% trong hai tháng qua. Người ta lo ngại rằng ở một số lĩnh vực, bao gồm dịch vụ khách sạn và nhà hàng, con số đó có thể còn tăng lên 80%.

Ngân hàng Thế giới đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Palestine, nhận định trong năm nay nền kinh tế này sẽ tăng trưởng âm 3,7% so với mức âm 3,2% được đưa ra trước đó, và tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nữa nếu bất ổn vẫn còn tiếp tục.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.