Xuất khẩu xanh, xu thế không thể đảo ngược

Với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, sản xuất xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc, là xu thế không thể đảo ngược để doanh nghiệp thích ứng đòi hỏi của thị trường. Với các ngành hàng xuất khẩu, yêu cầu này còn khắt khe hơn.

50 - 60% năng lượng dùng trong nhà máy là năng lượng mặt trời áp mái; 100 gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC - chứng chỉ sản phẩm làm từ gỗ nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng - đây là hai trong nhiều điều kiện giúp Công ty Cổ phần Woodsland đáp ứng tiêu chí xuất khẩu sản phẩm đi những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bài toán đầu tư xanh cũng dễ dàng. Ông Hà Đăng Chỉnh, Trưởng phòng nguyên liệu, Công ty Cổ phần Woodsland, cho hay: “Để truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu châu Âu, chúng ta hiện nay chưa có hệ thống. Thứ hai là chi phí để đầu tư vào vùng nguyên liệu, năng lượng xanh, chuyển đổi số”.

Khó khăn là như thế, nhưng cơ hội cũng đang mở rộng, khi mà các doanh nghiệp tuân thủ tiêu chí xanh là doanh nghiệp có được thị trường.

Đặc biệt, từ đầu 2025, nhiều đơn đặt hàng từ các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu đã gõ cửa các doanh nghiệp ngành gỗ, dệt may, gia dày. Yêu cầu tiên quyết của họ là sản phẩm phải đáp ứng tiêu chí xanh.

Trong Báo cáo "Mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh" do Ban phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thực hiện vào năm 2024, cho thấy ba khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong tăng trưởng xanh: nguồn vốn để thực hiện, nhân sự có chuyên môn, các giải pháp kỹ thuật cụ thể, phù hợp. Để giải bài toán này, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, cho biết: “Chúng tôi sẽ tập hợp để đưa ra kiến nghị với các cơ quan, bộ, ngành và kiến nghị với Chính phủ để làm thế nào chúng ta có môi trường pháp lý về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh hơn. Ví dụ như thế nào là một doanh nghiệp xanh, làm thế nào để có ưu đãi giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách nhanh hơn”.

Lợi ích từ sản xuất xanh thì đã khá rõ, nhất là khi nó trở thành “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư toàn cầu. Đây vừa là áp lực, vừa là động lực để các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi xanh để không bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

ROX iPark đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây tại KCN Gia Lộc (Hải Dương) vào sáng 13/2. Đây là một trong các hoạt động nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững của ROX iPark xanh, thông minh.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.

FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.

Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.