Xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục mới
Cụ thể, 11 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 5,3 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ, lập kỷ lục mới với tăng trưởng 10,8%. Theo các doanh nghiệp, kết quả này phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất.
Nông dân đã và đang ngày càng tập trung vào các giống lúa thơm chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu. Nhờ chất lượng vượt trội, gạo được thị trường quốc tế ưa chuộng và đạt mức giá cao hơn nhiều quốc gia, thậm chí có thời điểm đứng đầu thế giới.
Cùng lúc đó, nhập khẩu gạo cũng tăng đột biến, đạt 1,24 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay, tăng 57% so với năm ngoái. Nhu cầu nội địa đối với gạo giá rẻ để làm bún, phở đã khiến các doanh nghiệp nhập khẩu gạo từ Myanmar, Pakistan và Campuchia - những nguồn cung có giá thấp hơn gạo trong nước để giảm chi phí và đảm bảo nguồn cung cho sản xuất.
Việc đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu giúp Việt Nam vừa tối ưu hóa nguồn cung trong nước vừa đáp ứng các đơn hàng quốc tế vào cuối năm.


Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
0