Xử phạt 100 triệu nếu làm lộ thông tin cá nhân | Hà Nội tin mỗi chiều
Xử phạt 100 triệu nếu làm lộ thông tin cá nhân
Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân hiện đang diễn ra phổ biến, công khai thời gian qua, Bộ Công Thương đã đề xuất mức phạt 100 triệu đồng đối với hành vi lưu trái phép thông tin nhạy cảm của người dùng hoặc trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số lớn thực hiện.
Trong thực tế vấn đề này đã xảy ra với các dữ liệu thô như danh sách cán bộ, danh bạ nội bộ của các Bộ, tập đoàn kinh tế; khách hàng điện lực trên toàn quốc; thông tin chủ thuê bao điện thoại, internet của các nhà mạng; thông tin khách hàng vay, gửi tiết kiệm ngân hàng; chứng khoán; bảo hiểm; hồ sơ đăng ký kinh doanh… cho đến dữ liệu cá nhân đã qua xử lý như thông tin chi tiết về các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp như họ tên, ngày sinh, số CMND, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng.
Bộ Công an cũng từng thông tin trình trạng lộ dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng. Một số vụ việc điển hình như việc Công ty VNG để lộ hơn 163 triệu tài khoản khách hàng; 5 triệu email và hàng chục nghìn thông tin thẻ thanh toán như Visa, thẻ tín dụng của khách hàng của Công ty Thế giới di động và Điện máy xanh đã lộ lọt. Nguy hiểm hơn khi tin tặc đã tấn công vào hệ thống máy chủ của Việt Nam Airline, đăng tải lên Internet 411.000 tài khoản khách hàng thành viên của chương trình Bông Sen Vàng; tình trạng để lộ thông tin khách hàng để các công ty môi giới dịch vụ taxi của Việt Nam sử dụng để mời chào khách hàng qua tin nhắn SMS; thậm chí dữ liệu khách hàng của Công ty FPT bị đăng tải công khai trên mạng.

Theo thống kê, số lượng người sử dụng internet của Việt Nam đã đạt hơn 68 triệu người, chiếm 70,3% tổng dân số. Cùng với đó, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số nước ta đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu cá nhân được tích hợp sâu trong từng sản phẩm, dịch vụ và khó có thể nhận biết, xác thực đúng sai và đảm bảo mục đích sử dụng như thông báo.
Tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ, giữa cá nhân với cá nhân mà còn có sự tham gia của các công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Đó là thực trạng đang diễn ra hiện nay đặt ra yêu cầu cần thiết phải có quy định cụ thể về bảo vệ dữ liệu cá nhân và các chế tài xử phạt đủ sức răn đe.
Vấn đề lộ lọt dữ liệu cá nhân trong hoạt động của một số cơ quan, tổ chức cộng thêm sự chủ quan của người dân trong thời gian qua đã tạo kẽ hở lớn, tạo cơ hội để các đối tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao có hành vi phạm pháp luật. Từ thông tin của cá nhân, chúng dễ dàng thực hiện các hoạt động phi pháp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hệ quả có thể thấy như người dân bị làm phiền, thậm chí là bị quấy rối bởi các cuộc gọi, tin nhắn rác mời chào mua chứng khoán, mua bất động sản, mời học hành, làm đẹp, mua bảo hiểm… Nghiêm trọng hơn, nhiều người nhận được những tin nhắn, cuộc gọi thông báo nộp phạt vi phạm giao thông, vi phạm pháp luật, thông báo nợ cước điện, nước, viễn thông... nhằm mục đích lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, hù dọa, tống tiền.
Bộ Công an đánh giá, dữ liệu cá nhân đã trở thành tài sản và là mục tiêu của các tổ chức tội phạm công nghệ cao. Do vậy việc bổ sung, sửa đổi, tập trung thống nhất các chế tài xử lý vi phạm nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân, cũng như công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về vấn đề này là vô cùng cần thiết.
Bản thân mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ những thông tin nhạy cảm của cá nhân. Bạn có thể sử dụng phần mềm diệt virus, diệt mã độc chuyên dùng và cập nhật thường xuyên để tránh bị mất thông tin quan trọng trong các thiết bị máy tính, điện thoại di động hay các thiết bị cá nhân có kết nối mạng Internet. Trước khi có các chế tài hiệu quả, mỗi người dân cần hạn chế tối đa việc cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Tăng trần giá vé máy bay, doanh nghiệp du lịch nội địa lo lắng
Mặc dù giá vé máy bay đã hạ nhiệt hơn trước Tết Nguyên đán Giáp thìn 2024 nhưng ở nhiều chặng bay giá vé vẫn neo ở mức cao so với nhu cầu và thu nhập của người dân. Chặng bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh hiện tại có giá rẻ nhất là 3,8 triệu đồng/vé khứ hồi đã bao gồm thuế phí. Đối với đường bay đến các điểm du lịch, giá vé cũng đang giảm dần nhưng không nhiều như vé khứ hồi từ Hà Nội đi Nha Trang vào cuối tuần (đi ngày 22/3, về ngày 24/3) thấp nhất 4,9 triệu đồng; từ Hà Nội đi Đà Lạt khoảng 4,3 triệu đồng; từ Hà Nội đi Phú Quốc 3,1 triệu đồng. Theo khảo sát, mặt bằng vé máy bay nội địa từ nay đến dịp 30/4, 1/5 sẽ đi ngang và không có dấu hiệu giảm thêm. Sau đợt nghỉ lễ này, giá vé bắt đầu tăng cao vào dịp cao điểm hè 2024. So với thời điểm sau dịch Covid-19 năm 2022, đầu năm 2023 giá tăng từ 45-50%, có những chặng tăng gần 100%, đã tác động tới nhu cầu đi lại của người dân.

Ngày 1/3, Thông tư 34 của Bộ GTVT bổ sung một số điều của Thông tư 17/2019 điều chỉnh tăng trần giá vé máy bay chính thức có hiệu lực. Việc tăng trần giá vé máy bay vào đúng giai đoạn khủng hoảng lịch sử được coi là "tấm phao cứu sinh" cho các hãng bay. Nhưng các doanh nghiệp du lịch lại gặp khó bởi giá vé máy bay tăng đúng dịp trước mùa cao điểm du lịch 30/4, 1/5 và mùa hè có thể gây tác động rất lớn tới ngành du lịch.
Điển hình như năm 2023 giá vé máy bay đã khiến giá tour tăng và làm giảm sự lựa chọn các điểm đến nội địa khiến một loạt điểm du lịch bất ngờ vắng khách như Phú Quốc (Kiên Giang), Hạ Long (Quảng Ninh)… Đến mùa thấp điểm như tháng 9, tháng 10/2023, khi giá vé máy bay hạ nhiệt, các hãng hàng không mở bán nhiều mức giá vé hơn nhưng đa phần chỉ dành cho các chuyến bay khung giờ tối và chỉ một vài khách đặt được, hầu như không thể dùng cho khách du lịch theo đoàn. Kết quả, năm 2023 lượng khách đặt tour nội địa đã lép vế so với khách đi nước ngoài với tỷ lệ là 40/60. Hàng không là xương sống cho các sản phẩm du lịch nội địa và bất cứ biến động nào của giá vé cũng đều ảnh hưởng trực tiếp tới ngành du lịch.
Với quy mô dân số 100 triệu dân nhưng thị trường bay nội địa Việt Nam hiện có 5 hãng bay khai thác gồm Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Vietravel Airlines, Pacific Airlines. Năm nay, các hãng hàng không cắt giảm nhiều đường bay nội địa vì cơ chế giá trần không theo thị trường, bay nhiều lỗ nhiều trong khi “sức khỏe tài chính” của các hãng không còn tốt như trước dịch. Các hãng hàng không nên cân nhắc mức giá phù hợp để kích cầu người dân đi lại. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nếu giá vé quá cao thì người dân sẽ hạn chế đi lại, đổi sang phương tiện khác như tàu hỏa, ô tô… dễ dẫn đến tình trạng ế ẩm./.


UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.
Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.
377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.
Tại Hà Nội, việc khởi sự kinh doanh giờ đây trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí do Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng – đơn vị trực thuộc Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội triển khai.
0