Xử lý thế nào với người bỏ cọc đấu giá biển xe

Việc đấu giá biển số đẹp khi được đưa vào hoạt động đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. Đây là chủ trương đúng, tạo cơ hội sở hữu biển đẹp cho chủ ô tô có nhu cầu. Nhưng qua gần 1 năm thực hiện, nhiều biển số siêu đẹp đã bị người chơi đẩy giá lên cao, sau đó không hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền, ảnh hưởng đến những tổ chức, cá nhân liên quan. Bộ Công an đã đề xuất hình thức xử lý người tham gia đấu giá với nhiều điểm chặt chẽ hơn.

Số liệu của Bộ Công an cho biết, tính đến hết quý I/2024, đã có hơn 15.500 biển số được đấu giá, thu tổng ngân sách hơn 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2023 đến nay, trong khi nhiều người thực sự có đam mê và mong muốn sở hữu biển số đẹp, thì cũng xuất hiện tình trạng đấu giá ảo, đẩy giá biển lên hàng chục tỷ rồi bỏ cọc, không hoàn thành nghĩa vụ.

Trong phiên đầu tiên, một người chốt biển số 51K-888.88 giá hơn 32 tỷ đồng nhưng không nộp tiền. Một tháng sau, biển số này được đấu giá lại với giá 15,2 tỷ đồng. Ngày 13/1 vừa qua, biển số 30K-999.99 được trả hơn 75 tỷ đồng, mức kỷ lục từ khi mở đấu giá biển số xe, nhưng người trúng tiếp tục không hoàn thành nghĩa vụ tài chính, kết quả bị hủy. Ba tháng sau, biển số này được đấu giá lại và chốt 30,6 tỷ đồng.

Người trúng biển số 30K-999.99 không hoàn thành nghĩa vụ tài chính khiến kết quả bị huỷ.

Chắc chắn việc này sẽ có ảnh hưởng đến tâm lý của những người đấu giá khác. Bởi chúng ta cứ theo một biển mà cứ có người trả giá rồi bỏ cọc, sẽ khiển người chơi nản, không theo biển đó nữa. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến một chủ trương rất hay, đó là đấu giá biển số để đem lại nguồn thu cho ngân sách. Cũng từ đây, chúng ta cần đưa thêm những quy định cho phù hợp để tránh tình trạng bỏ cọc tương tự.

Ông Phạm Thành Lê - Quản trị viên cộng đồng Otofun

Trước những trường hợp trúng đấu giá, bỏ cọc gây dư luận không tốt, tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông tháng 4, Bộ Công an đề xuất, người trúng đấu giá biển số xe phải nộp đủ tiền trong 30 ngày kể từ khi có thông báo kết quả. Sau thời hạn nêu trên, người trúng đấu giá biển số xe không nộp hoặc nộp không đủ tiền trúng đấu giá thì biển số này được đấu giá lại hoặc chuyển vào hệ thống đăng ký. Người tham gia đấu giá không xác nhận biên bản, người trúng đấu giá không nộp đủ tiền sẽ bị cấm tham gia đấu giá biển số xe trong 12 tháng và không được nhận lại tiền đặt trước. Dự thảo cũng đề xuất triển khai đấu giá biển số xe máy trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Công ty công nghệ Volonaut (Ba Lan) vừa công bố mẫu xe máy bay cá nhân mang tên Airbike, hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành giao thông hàng không cá nhân.

Hãng xe Thụy Điển Volvo vừa thông báo triệu hồi hơn 413.000 xe trên toàn cầu do lỗi phần mềm khiến camera lùi không hiển thị hình ảnh khi chuyển sang số lùi.

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) khai thác trở lại đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow (Liên bang Nga) sau ba năm tạm dừng.

Chiếc Aurus Senat Convertible dẫn đầu tại lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Từ ngày mai, các toa tàu hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chính thức hoạt động.

Trong khi một số hãng ghi nhận doanh số kỷ lục nhờ xe điện và hybrid, một số tên tuổi lớn lại rơi vào tình cảnh lao đao vì lợi nhuận sụt giảm.