Xét xử vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2

Sáng 24/12, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2, với các tội danh "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2, dự kiến kéo dài 8 ngày, gồm cả ngày nghỉ.

Để chuẩn bị cho phiên tòa này, Hội đồng xét xử đã triệu tập 53 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới phiên xử. 7 bị cáo tại giai đoạn 1 được triệu tập tới phiên tòa với tư cách là người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, hiện đang cải tạo tại các trại giam.

Trong đó, bị cáo Trần Tùng bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về 2 tội "Nhận hối lộ" (theo quy định tại Điều 354, khoản 4 - Bộ luật Hình sự) và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (theo quy định tại Điều 356, khoản 3 - Bộ luật Hình sự).

Năm bị cáo: Trần Thị Quyên, Lê Thị Phượng, Nguyễn Văn Văn, Lê Ngọc Tường, Nguyễn Mạnh Trường bị truy tố về tội "Nhận hối lộ" theo quy định tại Điều 354 - Bộ luật Hình sự.

10 bị cáo gồm: Vũ Hồng Quang, Trần Thanh Nhã, Vũ Hoàng Dũng, Nguyễn Mạnh Cương, Đặng Nhật Đức, Bùi Đăng Khoa, Trương Thị Mỹ Dung, Phạm Quốc Thắng, Trần Thị Ngân, Trần Minh Phụng bị truy tố về tội "Đưa hối lộ" theo quy định tại Điều 364 - Bộ luật Hình sự.

Riêng bị cáo Nguyễn Xuân Thông bị truy tố về tội "Che giấu tội phạm" theo quy định tại Điều 389,  khoản 1 - Bộ luật Hình sự.

Trong số 17 bị cáo, có 13 bị cáo tại ngoại, 4 bị cáo bị tạm giam. Có khoảng 20 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo.

Theo cáo trạng, khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng chống dịch. Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ, tổ công tác của một số bộ, ngành, địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay, cho chủ trương cách ly.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận trung bình 80 vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware), theo thống kê của Kaspersky.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả sớm lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui đón dịp lễ 30/4 - 1/5.

Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thừa nhận đã nhận 1,5 tỷ đồng của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” đã diễn ra tại phố sách Hà Nội nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong ngày 21/4.

Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.

Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.