Xây dựng nhà ở xã hội: Nỗi sợ thủ tục, giấy tờ
Nhiều cuộc họp gỡ khó, gỡ rối đã diễn ra, thể hiện sự quyết tâm, đồng thuận từ cả hệ thống chính trị - cho một chủ trương nhân văn nhưng kết quả không như mong muốn.
Khó khăn (hay rào cản) lớn nhất vẫn là thủ tục sau đó mới đến nguồn tiền. Trong đó, ngay từ bước đầu tiên (lập quy hoạch) đến được khâu cấp phép xây dựng là thời gian dài mà mọi doanh nghiệp đều không thể chủ động.

Cũng có ý kiến khác liên quan đến qui định tại luật Kinh doanh BĐS khống chế mức lợi nhuận nhà ở xã hội ở mức chỉ 10% khiến nhiều doanh nghiệp thiếu nhiệt thành tham gia.
Tuy nhiên sự nhiêu khê trong giấy tờ, thủ tục mới là rào cản. Thống kê trung bình, một dự án nếu suôn sẻ từ khâu đầu tới khâu cuối mất khoảng 5-7 năm. Đây cũng là khoảng thời gian thử thách với doanh nghiệp còn hạn chế về nguồn vốn hay kinh nghiệm.
Thống kê mới nhất cho thấy: từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 418.200 căn. Tuy nhiên, hiện mới hoàn thành 75 dự án với quy mô gần 40.00 căn (39.884 căn hộ); khởi công xây dựng 128 dự án tương đương gần 15.400 căn (15.379 căn hộ) và chấp thuận chủ trương đầu tư 300 dự án với khoảng gần 263.000 căn (262.937 căn hộ).
Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, năm 2024, Chính phủ giao cả nước hoàn thành 130 nghìn căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này khó trở thành hiện thực khi mà 6 tháng đầu năm cả nước chỉ có thêm 8 dự án hoàn thành.


Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.
Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.
Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
0