Xây dựng cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị
Theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ nêu 6 nhóm chính sách đặc thù gồm:
- Huy động nguồn vốn;
- Trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư;
- Phát triển đô thị theo mô hình TOD;
- Phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực;
- Chính sách vật liệu xây dựng và bãi đổ thải;
- Các quy định áp dụng riêng cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội bày tỏ sự đánh giá cao nội dung tờ trình của Chính phủ và cơ bản nhất trí với 6 nhóm chính sách đặc thù, đặc biệt thí điểm. Khi được Quốc hội thông qua sẽ giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc về thể chế trong tổ chức thực hiện đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng: "Nếu như không có những cơ chế chính sách đặc thù đặc biệt thì sẽ không thể nào triển khai được mục tiêu của Trung ương".
Thực tế cho thấy, sau hàng chục năm chờ đợi, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và đoạn trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội (tại Hà Nội) và tại Thành phố Hồ Chí Minh khi tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vào vận hành đã nhanh chóng phát huy hiệu quả của loại hình vận tải hành khách công cộng hiện đại này, đặc biệt là góp phần giảm đáng kể áp lực giao thông trong khu vực nội đô.
Tuy nhiên, các tuyến đường sắt trên đều rơi vào tình trạng chậm tiến độ do thiếu về nguồn lực và cơ chế. Do vậy, các đại biểu Quốc hội đề nghị trong nghị quyết này phải nhấn mạnh hơn ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong nước trong việc làm chủ trong một số hạng mục.
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nêu ý kiến: “Cần ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong nước trong việc làm chủ ở ba lĩnh vực: xây dựng đường, xây dựng cầu, xây dựng hầm; sản xuất đường ray; đóng toa xe. Tại hội nghị Thủ tướng gặp các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều khẳng định rằng là họ hoàn toàn có thể thực hiện được ba lĩnh vực này nếu như Chính phủ đặt hàng".
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh cũng đã trình bày về lý do đưa ra 6 nhóm cơ chế đặc thù, trong đó, đối với nhóm chính sách về huy động nguồn vốn, Thủ tướng Chính phủ được quyết định bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm cho địa phương; sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác mà không phải theo thứ tự ưu tiên; huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi mà không phải lập đề xuất dự án. Bên cạnh đó, thủ tục đầu tư đã được Chính phủ rút gọn.
Về trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, dự thảo nghị quyết quy định các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD được chỉ định thầu nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các dự án. Theo Ủy ban Kinh tế, đối với việc chỉ định thầu các gói thầu thuộc dự án đường sắt đô thị là phù hợp, do tính chất đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ của loại dự án này. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả trong việc khai thác, phát triển khu vực TOD.
Theo kế hoạch dự kiến của Quốc hội, sáng thứ Tư - ngày 19/2, các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị quyết được kỳ vọng sẽ phát huy động tối đa nguồn lực đầu tư, tháo gỡ nút thắt trong đầu tư, tạo đột phá trong đầu tư phát triển đường sắt đô thị hai thành phố lớn của đất nước, góp phần hiện đại hoá hệ thống giao thông đô thị.


Đông đảo người dân và du khách đã đổ về khu vực trung tâm Quận 1 để thưởng thức màn trình diễn pháo hoa bên bờ sông Sài Gòn diễn ra vào tối 19/4.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
Hà Nội đang triển khai đợt cao điểm các biện pháp PCCC, nếu cơ sở nào chưa hoặc chậm trễ trong khắc phục tồn tại sẽ phải gắn biển nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC, đối mặt với những biện pháp xử lý cứng rắn, thậm chí là tạm dừng hoạt động.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi kiểm tra vận hành Nhà ga T3, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất vào ngày 19/4; dự Lễ công bố và thực hiện nghi thức triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ thủ tục lên tàu bay.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước phải thực hiện tinh thần “năm nhất”: chuẩn bị kỹ lưỡng nhất; tinh thần tốt nhất; động tác đẹp nhất; hiệp đồng chặt chẽ, hiệu quả nhất; bảo đảm hậu cần chu đáo nhất.
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bốn đối tượng là chủ bốn cơ sở sản xuất giá đỗ về tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
0