Xây dựng cầu để kết nối Hà Nội với các tỉnh
Hội nghị tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 4 được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND huyện Gia Lâm với sự tham gia của các đại biểu Quốc hội: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai.
9 cử tri nêu ý kiến liên quan đến 7 nhóm vấn đề như hạ tầng giao thông, đất đai, môi trường, nhà ở xã hội, quản lý chung cư... Đáng chú ý, cử tri thị trấn Trâu Quỳ cho biết, theo định hướng quy hoạch, huyện Gia Lâm sẽ là khu vực phát triển mới của đô thị trung tâm, là đô thị phía Đông Bắc của Hà Nội, là nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy...) và hạ tầng kỹ thuật của quốc gia và thành phố. Huyện cũng sẽ là trung tâm trung chuyển hàng hóa, trung tâm dịch vụ chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp phía đông Hà Nội. Trong khi đó, hiện nay, áp lực phát triển đô thị của Gia Lâm và các khu vực Bắc Ninh, Hưng Yên, đặc biệt là chuỗi đô thị Gia Lâm - Văn Giang ngày càng lớn. Việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm "đi trước một bước" là đòi hỏi bức thiết của thực tiễn.
Cử tri huyện Gia Lâm kiến nghị các đại biểu Quốc hội có ý kiến với Quốc hội, Chính phủ và thành phố Hà Nội sớm đầu tư xây dựng hệ thống cầu và đường kết nối giao thông như cầu Giang Biển, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở, đường Vành đai 3,5, đồng thời thống nhất với các địa phương lân cận về kế hoạch triển khai thực hiện bảo đảm đồng bộ. Nếu đầu tư được các công trình này, không những tháo gỡ được các điểm nghẽn, mà còn tạo điều kiện bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của huyện và vùng phụ cận.
Các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội ghi nhận đầy đủ các ý kiến cử tri nêu và cho biết sẽ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương và Thành phố để giải quyết, đồng thời phản ánh trên diễn đàn của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự kiến sẽ khai mạc ngày 23/10 tới.


UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
0