Xác thực sinh trắc có giúp chuyển tiền thuận lợi hơn?
Chị Hằng làm việc tại công ty kinh doanh dịch vụ vận tải đường dài. Việc chị Hằng đóng phí, chuyển tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên là thường xuyên. Nhưng, từ khi áp dụng xác thực sinh trắc học, các giao dịch của chị Hằng thường xuyên gặp lỗi ở khâu xác thực khuôn mặt. Vấn đề này khiến chị mất nhiều thời gian và bất tiện hơn.
Chị Bùi Thị Minh Hằng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: ''Sau khi mình đã có rất nhiều giao dịch ban ngày quá hạn mức rồi thì ban đêm dù giao dịch lớn hay nhỏ đều phải xác thực. Thế nhưng vào ban đêm khi mình chuyển khoản thì hệ thống ngân hàng không nhìn được mà xác thực khuôn mặt, mất rất nhiều thời gian, thậm chí con đang ngủ cũng phải dậy bật đèn sáng lên mới xác thực được.''

Chị Hằng chỉ là một trong nhiều trường hợp gặp phải những khó khăn khi xác thực khuôn mặt. Còn có những người khác như ông Hà Minh Huân này, người đã bỏ cuộc khi thực hiện xác thực.
Ông Hà Minh Huân, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: ''Thiết bị điện thoại của tôi chưa có phần mềm xác thực, tôi phải ra ngân hàng, tính chất công việc của tôi không yêu cầu chuyển khoản nhiều nên tôi quyết định không đi xác thực, nếu cần tôi sẽ nhờ bạn bè, người thân hoặc ra trực tiếp ngân hàng.''

Theo các chuyên gia, thay vì áp dụng ngay theo quy định từ 1/7, các ngân hàng cần có thời gian thử nghiệm để tránh tối đa những rào cản lên người dùng trong bối cảnh chuyển đổi số phát triển và trải nghiệm người dùng là vấn đề ưu tiên với không ít nhà băng.
Ông Nguyễn Thường Lạng, Chuyên gia Tài chính cho rằng : ''Đáng lí phải có cơ chế thử nghiệm, còn nếu ách tắc phải xử lý ngay còn không nên vì lỗi đó mà Ngân hàng lại là người gây ách tắc không phải người tạo thuận lợi, lẽ ra nên có thời gian chạy thử 3-4 tháng…''

Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu cho rằng: ''Trong vòng 6 tháng ngân hàng phải chạy đua để hoàn thành việc tích hợp này. Ngân hàng phải bỏ ra chi phí rất lớn, không chỉ một lần mà thường xuyên …''
Do thời gian chuẩn bị gấp, phạm vi giao dịch ảnh hưởng theo Quyết định 2345 rất rộng, nên thời gian đầu tháng 7 sẽ là thời kỳ cao điểm và có thể phát sinh lỗi. Theo các chuyên gia, điều các ngân hàng cần làm là nhanh chóng nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, để chuyển đổi số thật sự tạo thuận lợi cho người dùng.


Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Sau khi đạt đỉnh lịch sử 120 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước ngày 20/4 đã giảm mạnh, cao nhất lên tới 6 triệu đồng đối với vàng miếng.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
0