WHO cảnh báo 'thảm họa thứ hai' tại Thổ Nhĩ Kỳ
Theo Cơ quan ứng phó thảm họa của Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 32.000 người từ các tổ chức trong nước đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm và cứu hộ. Ngoài ra, cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) đã kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế. Ngay lập tức, gần 8.300 nhân viên cứu hộ, ứng phó thảm họa và y tế từ các quốc gia trên thế giới đã được điều động đến các tỉnh Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để giúp khắc phục hậu quả của động đất.
Tuy nhiên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn. Tại tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà chức trách cho biết những con đường đã nứt toác, cảng tàu bị phá hủy, sân bay không thể hoạt động đã cản trở nỗ lực tiếp cận của đội cứu hộ .
Trong khi đó, ở Syria tình hình lại càng khó khăn hơn, do các tuyến đường dọc biên giới đã bị phá hủy, và vùng động đất còn nằm trong vùng xung đột giữa quân đội chính phủ Syria và các nhóm đối lập. Cuộc sống của hàng triệu người ở các khu vực này vốn đã rất khó khăn do tác động của nghèo đói và dịch tả trước khi động đất xuất hiện. Giờ đây, họ còn phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nhân đạo nặng nề hơn do mất nhà cửa, thiếu thốn mọi thứ trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm lây lan sau động đất, đặc biệt là các bệnh phát sinh do thực phẩm và nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.
Ông Robert Holden, Giám đốc ứng phó động đất của WHO cho biết: "Nhiều người sống sót đang phải sống ngoài trời trong những điều kiện ngày càng khủng khiếp và tồi tệ. Hoạt động cung cấp nước, nhiên liệu, điện, thông tin liên lạc, những thứ thiết yếu cho cuộc sống đã bị gián đoạn. Chúng ta có nguy cơ phải đối mặt với thảm họa thứ hai đó là dịch bệnh, có thể ảnh hưởng tới nhiều người hơn cả thảm họa ban đầu".
Chính quyền Syria đã đồng ý mở 2 cửa khẩu biên giới là Bab Al-Salam và Al Ra'ee từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Tây Bắc Syria để tạo điều kiện cho viện trợ. Liên hợp quốc cho biết sẽ giúp chuyển hàng viện trợ từ các khu vực do chính phủ kiểm soát đến khu vực do phiến quân kiểm soát . Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cho rằng, hiện nay công tác tìm kiếm cứu nạn sắp kết thúc, công tác cứu trợ nhân đạo cho người dân vùng động đất thì có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0