Vui buồn vì vụ lúa mì bội thu ở Iraq

Iraq, một trong những nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất ở khu vực Trung Đông, vừa có một vụ lúa mì bội thu, khi đạt sản lượng cao hơn 1,5 triệu tấn so với dự tính ban đầu. Nguyên nhân là nhờ lượng mưa dồi dào và các khoản trợ cấp của chính phủ.

Trong khi nông dân Iraq vui mừng và phấn chấn vì sản lượng lúa mì vượt mong đợi, thì chính phủ Iraq lại đang đau đầu với bài toán tài chính khi phải cân bằng giữa nguồn ngân sách hạn chế với chính sách ưu đãi nông nghiệp, trong đó có cam kết thu mua lúa mì cho nông dân với giá gấp đôi giá thị trường.

Nhà sản xuất lớn thứ hai trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang phải đối mặt với nguồn thu ngân sách giảm vào năm 2025, do giá dầu giảm. Điều này khiến Iraq gặp khó khăn trong việc duy trì trợ cấp cho ngành nông nghiệp.

Theo các tính toán dựa trên số liệu chính thức và thông tin từ các quan chức chính phủ, chính phủ Iraq sẽ phải chịu thiệt hại gần 500 triệu đô la với chính sách khuyến khích nông nghiệp trong năm nay. Ước tính này căn cứ từ số tiền chính phủ phải thanh toán cho nông dân và giả định rằng chính phủ có thể bán lượng lúa mì dư cho các nhà máy tư nhân ở Iraq với giá đã thỏa thuận. Được biết, chính phủ Iraq thu mua lúa mì của nông dân với giá 850.000 dinar Iraq (khoảng 650 đô la) một tấn và bán với giá 450.000 dinar.

Các chuyên gia cho rằng chính phủ cần cân bằng tốt hơn giữa việc khuyến khích nông dân với nguồn tài chính hạn chế. Cựu cố vấn ủy ban nông nghiệp quốc hội Iraq, ông Adel Al Mokhar, nhận định rằng đây là một kế hoạch yếu kém, đồng thời cảnh báo việc sản xuất nhiều hơn nhu cầu thậm chí dẫn đến tình trạng lãng phí nước.

Để giải quyết tình hình, chính phủ Iraq quyết định không xuất khẩu sản lượng lúa mì dư thừa mà giữ lại để phục vụ thị trường trong nước và lưu trữ cho vụ mùa năm sau. Tuy nhiên, điều này có thể gây áp lực cho các nhà nhập khẩu phải giảm giá bán, trong khi họ có khả năng nhập khẩu với giá thấp hơn. Ngoài ra, kho lưu trữ hạn chế có nghĩa là Iraq không thể lưu trữ sản lượng lúa mì dư thừa của năm sau.

Với các diễn biến này, các chuyên gia cho rằng nông dân Iraq có thể sẽ nhận được ít ưu đãi hơn trong mùa vụ năm tới, khi Baghdad đang xem xét cắt giảm giá thu mua nông sản để hạn chế tổn thất trong tương lai.

Iraq nằm trong vùng "lưỡi liềm màu mỡ", trải dài từ Địa Trung Hải đến vịnh Ba Tư, đã phát triển nông nghiệp từ hơn 10.000 năm trước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Iraq gặp khó khăn do thiếu mưa, làm giảm lưu lượng nước từ hai con sông Tigris và Euphrates, cùng hàng thập kỷ xung đột. Liên hợp quốc xếp Iraq vào danh sách 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu, khiến an ninh lương thực trở thành ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.

Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).

Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.