Vũ khí và viện trợ vẫn ồ ạt đổ vào Ukraine

Các đồng minh châu Âu của Ukraine đang tích cực tăng cường sản xuất đạn pháo, giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện làm chậm quá trình cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), Tập đoàn quốc phòng Đức Rheinmetall vào ngày 7/4 đã công bố việc mua lại và chuyển đổi Hagerdorn-NC, một công ty nitrocellulose, để củng cố chuỗi cung ứng nhiên liệu tên lửa cho đạn dược, đặc biệt là đạn pháo 155mm. Rheinmetall hiện đang sản xuất nitrocellulose tại các cơ sở ở Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Nam Phi và có kế hoạch tăng sản lượng thuốc súng lên hơn 50 phần trăm vào năm 2028. Công ty con Nitrochemie Aschau của Rheinmetall - nơi sản xuất nitrocellulose, các thành phần thuốc súng khác và thuốc nổ - đã tăng công suất sản xuất lên 60 phần trăm kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào năm 2022 và có kế hoạch tăng thêm 40% vào giữa năm 2025.

Bỉ cam kết viện trợ 1 tỷ euro cho Ukraine

Thủ tướng Bỉ Bart De Wever công bố một gói viện trợ quốc phòng mới trị giá 1 tỷ euro cho Ukraine. Tuyên bố này được đưa ra trong khuôn khổ chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Bart De Wever, cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Maxime Prevot và Bộ trưởng Quốc phòng Theo Francken. Phái đoàn Bỉ đã đến thăm Bucha (thuộc vùng Kiev) và có cuộc gặp với Tổng thống Volodymyr Zelensky. Khoản viện trợ sẽ được sử dụng để mua sắm vũ khí và tăng cường năng lực quốc phòng của Ukraine, bao gồm cả việc phát triển và sản xuất các loại vũ khí mới.

Tổng thống Ukraine cho biết, Kiev đã đạt được ba thỏa thuận với các nhà sản xuất Bỉ. Theo thủ tướng Bỉ De Wever, Bỉ cũng sẽ cung cấp cho Ukraine hai máy bay chiến đấu F-16 vào năm 2025 để thay thế phụ tùng. Ông nói thêm rằng dự kiến sẽ có thêm hai máy bay nữa vào năm 2026. Bỉ là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia liên minh được thành lập vào mùa hè năm 2023 để tăng cường không quân Ukraine. Liên minh này đã hứa sẽ cung cấp cho Ukraine 30 máy bay chiến đấu F-16 vào năm 2028.

Thủ tướng Wever (trái) và Tổng thống Zelensky tại cuộc họp báo chung ở Kiev hôm 8/4. Ảnh: AFP.

Quyết định gửi F-16, đặc biệt là hai chiếc được dành riêng để thay thế phụ tùng, cho thấy những thách thức về mặt hậu cần mà Ukraine phải đối mặt khi nước này tích hợp máy bay tiên tiến của phương Tây vào lực lượng không quân của mình.

General Dynamics F-16 Fighting Falcon, một máy bay chiến đấu đa năng một động cơ, đã trở thành nền tảng của lực lượng không quân NATO kể từ khi ra mắt vào cuối những năm 1970. Với tốc độ tối đa Mach 2 và bán kính chiến đấu hơn 800 km, F-16 được trang bị để thực hiện các nhiệm vụ không chiến, tấn công mặt đất và trinh sát.

Chiếc máy bay này có được sự linh hoạt vượt trội nhờ vào hệ thống điện tử hàng không hiện đại, nổi bật là radar AN/APG-68, giúp nâng cao độ chính xác trong việc xác định và tấn công mục tiêu. Hệ thống điều khiển bay điện tử cũng góp phần cải thiện đáng kể khả năng cơ động của máy bay. Được trang bị động cơ Pratt & Whitney F100 hoặc General Electric F110, F-16 có khả năng mang theo nhiều loại vũ khí đa dạng, từ tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder đến bom dẫn đường bằng laser.

Đối với Ukraine – quốc gia hiện vẫn sử dụng các dòng máy bay MiG-29 và Su-27 lạc hậu từ thời Liên Xô – việc tiếp nhận F-16 sẽ là một bước nhảy vọt về năng lực tác chiến, với điều kiện có thể bảo đảm việc bảo dưỡng và vận hành loại máy bay hiện đại này.

Một số máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon của Không quân Hoàng gia Hà Lan đã được chuyển giao cho Ukraine. Ảnh: Air Data News.

Việc quyết định sử dụng hai trong số bốn chiếc tiêm kích để làm nguồn cung cấp linh kiện là một bước đi thực tế. Các máy bay F-16 hiện có trong biên chế Ukraine - do các quốc gia như Hà Lan và Đan Mạch viện trợ - đã được triển khai vào chiến đấu. Tuy nhiên, việc bảo dưỡng những máy bay này trong điều kiện chiến sự là một thách thức không nhỏ. Động cơ có thể bị hao mòn do tần suất hoạt động cao, hệ thống điện tử hàng không dễ gặp sự cố, và khung máy bay cũng chịu ảnh hưởng đáng kể sau nhiều lần xuất kích.

Việc Bỉ cung cấp máy bay để tháo rời lấy phụ tùng giúp tăng cường khả năng duy trì đội hình chiến đấu, bảo đảm các máy bay đang hoạt động của Ukraine có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lâu dài.

Đây là một phần trong nỗ lực chung của liên minh quốc tế nhằm hỗ trợ Ukraine. Hà Lan đã cam kết chuyển giao 24 chiếc F-16, với các đợt bàn giao đang được triển khai, trong khi Đan Mạch cam kết 19 chiếc, một số đã được bàn giao từ năm 2024. Na Uy cũng đóng góp nhưng chỉ hứa viện trợ một số lượng nhỏ hơn.

Tổng thể, các khoản viện trợ từ nhiều quốc gia nhằm xây dựng một phi đội gồm từ 80 đến 100 máy bay chiến đấu, con số mà Tổng thống Zelensky đánh giá là cần thiết để đối phó với ưu thế trên không của Nga. Lực lượng không quân Nga hiện sở hữu các dòng máy bay hiện đại như Su-35 và MiG-31 cùng số lượng vượt trội.

Mặc dù không hiện đại bằng F-35 của Mỹ hay Su-57 của Nga, F-16 vẫn mang lại cho Ukraine một nền tảng chiến đấu đáng tin cậy. Khi được tích hợp với vũ khí phương Tây như tên lửa chống radar AGM-88 HARM — loại tên lửa chuyên dùng để phá hủy hệ thống radar đối phương - F-16 có thể giúp Ukraine phần nào cân bằng cục diện trên không.

Tuy nhiên, gói viện trợ này cũng đặt ra câu hỏi về khả năng duy trì hỗ trợ lâu dài của Bỉ. Là một quốc gia với dân số chỉ khoảng 11 triệu người và ngân sách quốc phòng ở mức khiêm tốn - khoảng 6,9 tỷ euro vào năm 2024 - trong khi Bỉ không có tiềm lực quân sự lớn như Mỹ hay Pháp.

Đối với Ukraine, việc nhận thêm hai chiếc F-16 vào năm 2026 dường như chưa đủ để tạo ra sự khác biệt đáng kể trong bối cảnh xung đột đang leo thang. Hệ thống phòng không của Nga, với các tổ hợp tầm xa S-400 và các hệ thống tầm ngắn như Pantsir, tạo thành một lớp phòng thủ dày đặc và nguy hiểm. Trong khi Nga tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ ở miền Đông Ukraine, câu hỏi đặt ra là liệu Kiev có thể đủ kiên nhẫn và sức chịu đựng để chờ đợi thêm hai máy bay sẽ được bàn giao sau hai năm nữa?

Một tổ hợp Patriot. Ảnh: Reuters.

Ukraine tiếp tục kêu gọi viện trợ Patriot

Trong bài phát biểu ngày 6/4, Tổng thống Volodymyr Zelensky một lần nữa nhấn mạnh rằng Ukraine vẫn chưa nhận được đầy đủ các hệ thống phòng không như cam kết từ các nước đồng minh. Để có thể bảo vệ toàn diện không phận, Ukraine cần tới 25 khẩu đội Patriot, song một năm trước, nước này chỉ kêu gọi viện trợ 7 khẩu đội nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách.

Dựa trên các nguồn thông tin công khai, tính đến mùa xuân này, Ukraine đã tiếp nhận khoảng 3,5 khẩu đội - tương đương đúng một nửa số lượng đã đề xuất ban đầu. Hiện nay, tổng số khẩu đội Patriot đang hoạt động tại Ukraine vào khoảng 6 đơn vị, với nhiều cấu hình và mức độ hiện đại khác nhau.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ là do Mỹ còn do dự trong việc đảm bảo nguồn cung tên lửa đánh chặn một cách ổn định và liên tục. Nguyên nhân không phải là do Washington thiếu vũ khí để viện trợ. Lockheed Martin đã ghi nhận mức sản lượng kỷ lục với 500 tên lửa PAC-3 MSE được sản xuất trong năm 2024, dự kiến sẽ nâng sản lượng lên 600 đơn vị vào năm 2025. Bên cạnh đó, Raytheon cũng đang duy trì sản lượng khoảng 240 tên lửa GEM-T mỗi năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.

Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.