VN-Index giảm điểm
Có thời điểm chỉ số giảm tới 14 điểm, nhưng sau đó đã có nhịp hồi lại và chỉ còn giảm gần 10 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 9,88 điểm (-0,77%), về mức 1.269,89 điểm; HNX-Index giảm 1,93 điểm (-0,85%), về mức 225,50 điểm. Thanh khoản thị trường có sự cải thiện trong phiên chiều. Kết phiên, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 21,2 ngàn tỷ đồng.
Áp lực giảm đến từ một số cổ phiếu trụ như GVR, BID, FPT, VCB, CTG… Nhóm 10 mã gây áp lực khiến VN-Index giảm mạnh gần 7 điểm. Ở chiều ngược lại, VHM, EIB chỉ kéo tăng được gần 1 điểm. Nhóm tài chính - ngân hàng ngập trong sắc đỏ, tương tự nhóm chứng khoán. HCM, SHS, FTS, CTS, VDS… cùng giảm trên 2%. VCI, SSI, VDS… giảm nhẹ hơn 1%.
Phiên hôm nay, có khoảng 460 mã giảm, 280 mã tăng. Điều này cho thấy áp lực giảm vẫn đang hiện hữu trên diện rộng. Khối ngoại tiếp chuỗi bán ròng, giá trị bán ròng là hơn 245 tỷ đồng, tập trung ở các mã FUEVFVND, KDH, VRE, SHS.


Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
0