Việt Nam xếp thứ 2 tại Olympic Hóa học quốc tế

Tại Olympic Hóa học quốc tế (ICHO) năm 2024 tổ chức tại Saudi Arabia, đội tuyển quốc gia Việt Nam có 4 học sinh dự thi đều đoạt huy chương, gồm: 3 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc.

Cụ thể như sau:

1. Em Nguyễn Hữu Tiến Hưng, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh: huy chương Vàng;

2. Em Giáp Vũ Sơn Hà, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang: huy chương Vàng;

3. Em Trần Đăng Khôi, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội -Amsterdam, thành phố Hà Nội: huy chương Vàng;

4. Em Đỗ Phú Quốc, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Thánh Tông, tỉnh Quảng Nam: huy chương Bạc.

Từ trái sang phải: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà (Trưởng đoàn), em Đỗ Phú Quốc, em Giáp Vũ Sơn Hà, em Nguyễn Hữu Tiến Hưng, em Trần Đăng Khôi, TS. Phạm Văn Phong (Phó đoàn).

Kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 56 được tổ chức từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7 năm 2024, với sự tham gia của 89 đoàn quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng số 327 thí sinh dự thi.

Kỳ thi bao gồm một bài thi lý thuyết và một bài thi thực hành, mỗi bài thi được thực hiện trong vòng 5 tiếng. Bài thi thực hành năm nay được đánh giá là có nhiều điểm mới và có tính thời sự, đòi hỏi thí sinh phải có khả năng tư duy tổng hợp và thực hiện các kỹ năng thao tác một cách chính xác. Bài thi lý thuyết đề cập tới những ứng dụng của hóa học trong công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường, vật liệu tiên tiến.

Trong bảng tổng sắp huy chương so với các đội tuyển quốc gia khác, đoàn Việt Nam xếp đồng hạng hai với đoàn Hoa Kỳ và chỉ xếp sau đoàn Trung Quốc.

Thành tích năm nay của đội tuyển quốc gia Hóa học Việt Nam tiếp nối những thành tích ấn tượng tại các kỳ thi ICHO trong 5 năm gần đây. Với tổng số 20 lượt thí sinh dự thi từ 2020 - 2024, đoàn Việt Nam xuất sắc dành 20/20 huy chương, trong đó có 17 huy chương Vàng và 3 huy chương Bạc, liên tục nằm trong top 3 nước dẫn đầu tính theo số lượng huy chương Vàng.

Thành tích này tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục mũi nhọn phổ thông bên cạnh giáo dục đại trà. Đồng thời, khẳng định hướng đi đúng trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.