Việt Nam là nơi đầu tư an toàn với doanh nghiệp Nhật
Trong lĩnh vực bán lẻ, Việt Nam được đánh giá là “miền đất hứa” cho các thương hiệu quốc tế, trong đó có Nhật Bản. Đơn cử như hãng thời trang Nhật Bản Uniqlo đã luôn coi Việt Nam là thị trường tiềm năng nhất Đông Nam Á.
Ông Nishida Hideki - Tổng giám đốc UNIQLO Việt Nam cho hay: “Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và số lượng dân số trẻ cao nên Việt Nam luôn là thị trường được đánh giá là đầy triển vọng ở khu vực Đông Nam Á”.

Không chỉ thời trang, có tới 60% doanh nghiệp Nhật Bản khi được hỏi đều khẳng định mong muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển năng lượng tái tạo. Đây cũng là những ngành mà doanh nghiệp Nhật Bản có thế mạnh.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong bức tranh chung của 143 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam thì Nhật Bản đứng thứ 3 với khoảng 5.300 dự án và 74 tỷ USD.
Các yếu tố giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn gồm, sự ổn định chính trị; kinh tế đạt mức tăng trưởng dương trong bối cảnh hầu hết các nước tăng trưởng âm do đại dịch Covid-19, dân số gần 100 triệu dân làm Việt Nam được coi là thị trường tiêu thụ lớn và có lực lượng lao động dồi dào.


Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.
Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.
0