Việt Nam là điểm sáng phòng chống sốt rét trong khu vực

Kết quả phòng chống sốt rét ở Việt Nam đã đạt được là vô cùng to lớn và là điểm sáng của khu vực và thế giới. Trong đó, công tác phòng chống sốt rét của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã góp phần làm giảm sâu cả 3 tiêu chí: số mắc, số tử vong, số vụ dịch. Đến năm 2023 đã có 46 tỉnh được công nhận loại trừ sốt rét và Việt Nam đang tự tin thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

Đó là thông tin được PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ tại Lễ kỷ niệm và Chương trình tổng kết, trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ” tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương diễn ra sáng 22/2.

PGS, TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế gửi lời tri ân sâu sắc về sự tận tâm, tận lực, đồng lòng vượt khó, đóng góp thầm lặng nhưng to lớn trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tới các lãnh đạo và toàn thể viên chức, người lao động của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.

Qua các báo cáo của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Thứ trưởng nhận định thời gian qua với sự đoàn kết, thống nhất, Viện đã phát triển vững mạnh ở tất cả lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực y tế, công tác khám chữa bệnh và triển khai các chương trình y tế dự phòng, cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng cho xã hội. Nổi bật nhất là kết quả phòng chống và loại trừ sốt rét ở Việt Nam.

Nói đến sự thành công của công cuộc phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, chúng ta không thể không nhớ đến Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ một con người ưu tú, nhà khoa học xuất sắc, một nhân cách lớn lao, đã dành hết trí tuệ và sức lực, niềm tin và lẽ sống lao động hết mình, mẫu mực trong nghiên cứu khoa học y học và tham gia chiến đấu là một tấm gương sáng để các thế hệ chúng ta học tập, noi theo.

Trao giải cho tác giả đạt giải cuộc thi "Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ".

Cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng cho viên chức, cán bộ y tế; cũng là dịp để thể hiện tình cảm đối với Giáo sư - nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực ký sinh trùng ở Việt Nam. Đây còn là hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc, thiết thực để giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống ngành Y tế, y tế dự phòng, đặc biệt là phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng, đồng thời góp phần khơi dậy niềm tự hào của cán bộ y tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên y tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, để từ đó tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh.

“Mỗi cán bộ y tế hãy luôn là những tấm gương sáng về nỗ lực phấn đấu rèn luyện vươn lên, hoàn thiện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để không chỉ giúp người dân gìn giữ, nâng cao sức khỏe, vượt qua bệnh tật mà còn để lại trong lòng người dân những tình cảm ấm áp, tốt đẹp về tình người, về đạo lý”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nói.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương và các đại biểu chụp ảnh cùng đại diện gia đình Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ.

Để công tác phòng chống và loại trừ sốt rét, các bệnh do côn trùng, ký sinh trùng đạt được các mục tiêu năm 2024, Thứ trưởng đề nghị Cấp ủy, Lãnh đạo Viện, toàn thể viên chức, người lao động của Viện tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, quán triệt phương châm “việc gì có lợi cho dân, ta phải làm hết sức”, quyết tâm vượt khó, phát huy sáng tạo để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, đảm bảo loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030, giảm thiểu, tiến tới loại trư các bệnh do côn trùng, ký sinh trùng gây nên.

Đồng thời, các Vụ, Cục liên quan của Bộ Y tế khẩn trương tham mưu giải quyết các đề xuất của Viện, tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị và địa phương để thực hiện hiệu quả chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét, bệnh về ký sinh trùng và côn trùng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cả nước đã ghi nhận 76.312 trường hợp nghi mắc sởi tính từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính, theo thông tin từ Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.

Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.

Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.