Việt Nam kêu gọi sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mekong
Chiều nay 23/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc hiện nay ở dọc dòng chính sông Mekong có 14 đập thuỷ điện và một số chuyên gia cho rằng, những con đập này dẫn tới nguy cơ cạn kiệt dòng chảy cũng như làm giảm lượng trầm tích chảy tới vùng hạ lưu. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến hạn mặn và sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng.

Trước câu hỏi trên, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết: "Mekong là dòng sông chung xuyên biên giới và chảy qua nhiều quốc gia. Là quốc gia hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam rất quan tâm đến các tác động xuyên biên giới và khả năng tích nước của các công trình thuỷ điện trên dòng sông này".

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết thêm: "Như chúng tôi đã nhiều lần nói rõ việc phát triển và vận hành các công trình thuỷ điện trên sông Mekong cần đảm bảo ko gây tác động tiêu cực bao gồm tác động xuyên biên giới tới môi trường cũng như đời sống kinh tế xã hội của các nước trên lưu vực sông Mekong, nhất là các nước hạ nguồn và phải phù hợp về luật pháp, thông lệ quốc tế. Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng các nước liên quan tăng cường hợp tác nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hoà lợi ích của các nước, vừa không có tác động tiêu cực tới đời sống của người dân sinh sống trong lưu vực".
Theo ông Đoàn Khắc Việt, Hiệp hội sông Mekong quốc tế hiện cũng có các đối tác đối thoại với những quốc gia thượng nguồn và cũng đang thúc đẩy nhiều cơ chế hợp tác khác.


Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.
Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.
0