Xung đột khiến kinh tế Palestine thụt lùi hàng thập kỷ

Theo một phân tích mới của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), cuộc chiến giữa Israel và Hamas có thể khiến nền kinh tế của người Palestine ở Gaza và Bờ Tây bị thụt lùi hàng thập kỷ.

Theo phân tích của UNDP, các thước đo kinh tế quan trọng như tỷ lệ việc làm và GDP đều sụt giảm trên khắp Gaza và Bờ Tây. Dự báo sau một tháng chiến tranh, GDP của Palestine sẽ giảm 4,2% so với ước tính trước chiến tranh. Con số thiệt hại khoảng 857 triệu USD. Nếu xung đột kéo dài đến tháng thứ hai, con số đó sẽ tăng lên 1,7 tỷ USD, khiến GDP thiệt hại khoảng 8,4%.

Theo Ngân hàng Thế giới, tình trạng nghèo đói ở Gaza vốn đã nghiêm trọng trước chiến dịch tấn công của Israel, khi 61% dân số sống dưới mức nghèo khổ vào năm 2020. Và, cuộc xung đột mới nhất chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn kinh tế ở đây. Báo cáo của UNDP cho biết, sau một tháng giao tranh, số người sống trong cảnh nghèo đói ở Gaza và Bờ Tây đã tăng gần 20%. Nếu chiến tranh kéo dài sang tháng thứ hai, số người nghèo sẽ tăng lên tới 34%, tương đương 500.000 người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giáo hoàng Francis qua đời vào hôm nay, 21/4. Theo truyền thống, Giáo hoàng Francis sẽ được để tang trong 9 ngày.

Theo báo cáo năm 2024 của trang IQAir, Byrnihat vùng Meghalaya của Ấn Độ là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới.

Lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh đã kết thúc vào nửa đêm 20/4, theo giờ Moscow. Cả Nga và Ukraine hiện chưa đưa ra tuyên bố mới về khả năng gia hạn khiến tình hình chiến sự tiếp tục trở nên căng thẳng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét cắt thêm 1 tỷ đô la tiền tài trợ liên bang cho Đại học Harvard, lần này nhắm vào các chương trình nghiên cứu y tế.

Tòa thánh Vatican ngày 21/4 thông báo, Giáo hoàng Francis đã qua đời, thọ 88 tuổi.

Số lượng du khách nước ngoài hủy chuyến đến Mỹ đang tăng kỷ lục khi cuộc chiến thương mại dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục leo thang.