Xây dựng tuyến du lịch làng nghề phía Nam Hà Nội

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.

Tour du lịch này là một phần của tuyến "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội", dự kiến triển khai tại các huyện Thanh Trì, Thường Tín, và Phú Xuyên trong năm 2024.

Phúc Am nổi tiếng với nghề làm vàng mã và đồ lễ phục vụ văn hóa tâm linh, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận năm 2016. Làng sơn mài Hạ Thái, với lịch sử hơn 200 năm, nổi bật nhờ quy trình thủ công tỉ mỉ và sơn từ thiên nhiên, tạo ra sản phẩm bền đẹp. Năm 2020, Hạ Thái được công nhận là điểm du lịch làng nghề, nhưng du khách vẫn đến tự phát, chưa có tour bài bản.

Anh Tạ Anh Dũng (làng sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ: "Trước đây, khách đến làng nghề khá nhỏ lẻ và thưa thớt, ngoài ra các đoàn có thể đông người nhưng đến bất chợt nên việc tiếp đón không được chu đáo. Nếu có sự hẹn trước của các tour du lịch thì tốt hơn, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng hơn".

Mặc dù đã được thành phố công nhận một số điểm du lịch nhưng việc thu hút du khách gặp nhiều khó khăn do chưa có tour đặc trưng. Lâu nay các công ty du lịch inbound (đón khách quốc tế) vẫn loay hoay tìm kiếm các chương trình city tour hấp dẫn. Việc đưa các làng nghề mang tính nghệ thuật cao ở Thường Tín vào lịch trình với vị trí địa lý không quá xa trung tâm Hà Nội để quảng bá, phát triển tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".

Ông Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho hay: "Với giá trị về mặt mỹ thuật và giá trị tinh hoa của làng nghề tại đây, cộng với kết nối các điểm du lịch gắn với lộ trình tuyến, chúng tôi hy vọng đây sẽ là sản phẩm tập trung với thị trường khách quốc tế vào thời gian tới".

Chương trình du lịch "Nghệ thuật làng nghề thủ công Duyên Thái" tại huyện Thường Tín giới thiệu nét độc đáo của văn hóa tâm linh và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Điểm nhấn là các sản phẩm sơn mài, kết tinh từ sự sáng tạo và tay nghề tinh xảo của nghệ nhân. Chương trình hứa hẹn tạo ấn tượng sâu sắc, thu hút du khách đến với làng nghề Thường Tín và góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.