Vướng mắc GPMB dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông cho biết, đến nay, đã thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ 100% dối với toàn bộ phần diện tích của Dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa với số tiền là 372,1 tỷ đồng và bàn giao cho chủ đầu tư 28,54/29,15 ha để thực hiện dự án. Diện tích 0,61ha đất còn lại của 198 hộ gia đình, hiện chưa chấp thuận với phương án bồi thường hỗ trợ để bàn giao mặt bằng.

Giống như hàng chục hộ dân tại khu tập thể dược Quân khu 3, gia đình bà Phạm Thị Tâm, một cán bộ của xí nghiệp Dược quân khu 3 được đơn vị cấp trên 50 m2 đất làm nhà ở trong khu tập thể ven kênh La Khê từ năm 1987. Suốt 37 năm qua, gia đình bà Tâm sinh sống ổn định, chấp hành nghiêm mọi quy định của nhà nước, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và có hộ khẩu tại phường Quang Trung (quận Hà Đông).
Tuy nhiên, mới đây, khi giải phóng mặt bằng để triển khai dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, gia đình bà nhận được thông báo là đất nằm trong chỉ giới hành lang kênh La Khê là đất lấn chiếm nên không được đền bù đất ở, chỉ được đền bù tài sản là ngôi nhà cũ với số tiền khoảng trên 300 triệu đồng. Với số tiền đó gia đình bà Tâm nay đã về hưu, cùng 2 người con rất khó khăn để có thể mua hoặc thuê, mua một căn hộ chung cư.
Người dân rất đồng thuận với việc triển khai dự án nhưng việc xác định nguồn gốc đất chính là vướng mắc lớn nhất trong việc giải phóng mặt bằng hiện nay. Bởi hàng trăm hộ dân được các cơ quan, đơn vị nơi công tác giao đất, phân nhà ở ổn định hàng chục năm nay trong các khu tập thể như Tập thể Dược quân khu 3, Nhà máy kéo cơ khí nông nghiệp, Trung đại tu Ô tô, Nông sản thực phẩm… Đến nay, do các cơ quan, đơn vị giao đất trước đây giải thể hoặc chuyển đi nơi khác, hồ sơ quản lý đất đai không đầy đủ nên chính quyền xác định các nguồn đất các hộ dân trên đang ở thuộc hành lang bảo vệ công trình thủy lợi La Khê, theo quy định của Luật Đất đai, không được bồi thường, hỗ trợ về đất.

Để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ GPMB dự án trọng điểm này, lãnh đạo quận Hà Đông đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại với 158 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phường Quang Trung và Yết Kiêu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải đáp các kiến nghị liên quan đến chế độ chính sách về GPMB.
Lãnh đạo quận Hà Đông khẳng định sẽ đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.
Một mặt, UBND quận giao cho ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, xác minh nguồn gốc đất; mặt khác, báo cáo đề xuất với thành phố xem xét, bổ sung một số chính sách về bồi thường hỗ trợ GPMB, tạo điều kiện cho người dân và đẩy nhiên tiến độ hoàn thành dự án


UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
0