Vốn cho chuyển đổi xanh, khó khăn lớn với DN xuất khẩu
Để xanh hóa một phần tiến tới xanh hóa hoàn toàn quy trình sản xuất là một thách thức không nhỏ, trong đó vốn cho quá trình chuyển đổi này là một trong những trăn trở của doanh nghiệp
Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội cho biết, từ lâu các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã xác định được tầm quan trọng sản xuất xanh và có trách nhiệm trong việc chuyển đổi này. Tuy nhiên, nhiệm vụ này vẫn gặp nhiều khó khăn khi chi phí đầu tư cho nguyên vật liệu, hạ tầng, thiết bị sản xuất khá cao.

Giai đoạn từ năm 2017 -2023, dư nợ tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng bình quân hơn 23%/năm.
Theo số liệu mới nhất, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564.000 tỷ đồng, chiếm 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Tuy nhiên đây vẫn là một con số khá khiêm tốn so với các nước phát triển trên thế giới như các nước Châu Âu, Anh, Trung Quốc... Một trong những vướng mắc hiện nay là chưa có quy định chung về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế.

Trong khi đó quy định về tiếp cận vốn tín dụng xanh lại khắt khe, gây rào cản cho các doanh nghiệp trong tiếp cận
Tại Hội nghị tổng kết ngành ngân hàng năm 2023 và định hướng nhiệm vụ năm 2024 vừa qua, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn xanh trong năm 2024.

Trong năm 2024, NHNN phối hợp với các bộ ngành nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, đôn đốc các tổ chức tín dụng xây dựng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để khơi thông dòng vốn cho các chủ đầu tư triển khai dự án xanh, góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.


Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
0