Vở Ballet kinh điển thế giới sẽ biểu diễn ở Hà Nội
Vở diễn do các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam thực hiện, với sự đồng hành của Thanh Productions, tiếp nối thành công của "Hồ thiên nga" - vở ballet lần đầu tiên trình diễn tại Việt Nam với 100% ekip là người Việt.

Theo Ban Tổ chức, "Giselle" là vở ballet kinh điển, mang dấu ấn lịch sử của một thời kỳ lãng mạn. Tác phẩm lấy cảm hứng từ bài thơ của Victor Huygo nói về một cô gái đã chết sau buổi dạ tiệc xuyên đêm vào năm 1841 tại Paris, "Giselle" là kết tinh đầy sáng tạo của biên đạo múa Jean Corali và nhà soạn nhạc Adolphe Adam. Xuyên suốt vở ballet là thông điệp về tình yêu, lòng vị tha, hóa giải tất cả những uẩn ức, hận thù của con người.

Một yếu tố khiến vở "Giselle" luôn tạo nên ấn tượng đặc biệt đối với công chúng là kết cấu hai màn vô cùng tương phản. Màn một là khung cảnh một ngôi làng ở miền nam nước Đức, thời Trung cổ vào mùa thu hoạch, ngập tràn bình yên và niềm hân hoan của mỗi người dân đón chào lễ hội. Giselle - một cô gái ngây thơ, xinh đẹp và nhút nhát, được chọn làm nữ hoàng của mùa thu hoạch năm đó. Màn hai thì ngược lại, là bối cảnh của thế giới bên kia đầy hư ảo, đầy bất trắc sau cái chết của Giselle...

"Cặp đôi vàng" trong làng ballet Việt là Thu Hằng - Đức Hiếu sẽ tiếp tục giữ vai trò soloist của vở diễn khi vào vai Giselle và hoàng tử Albrecht. Cặp đôi được kỳ vọng mang đến hơi thở mới, đầy phong phú cho vở diễn. Điều đặc biệt trong sản phẩm "Giselle" Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam giới thiệu đến công chúng là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các Nghệ sĩ Ưu tú nổi tiếng và có nhiều kinh nghiệm, như: Phan Lương, Như Quỳnh, Ngọc Cần, Thu Hằng, Đức Hiếu... với sức trẻ của các nghệ sĩ tài năng, như: Lan Nhi, Khánh Băng, Lan Chi. Mỗi nghệ sĩ, diễn viên đều có cá tính, sức hút riêng, góp phần tạo nên một tác phẩm nghệ thuật chất lượng, đầy cảm xúc.
Với lần đưa "Giselle" trở lại này, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam mong muốn sẽ đưa khán giả đến với nghệ thuật ballet cổ điển thực sự, tái hiện lại những kỹ thuật tinh tế của ballet mũi cứng.

Ông Phan Mạnh Đức, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, chỉ đạo nghệ thuật của chương trình chia sẻ: Nhà hát đã và đang thực hiện đúng hướng tiêu chí nghệ thuật với mong muốn mang đến cho khán giả cảm nhận thực sự về kỹ thuật ballet cổ điển cùng với khả năng diễn xuất thành công của các nghệ sĩ. Từ đó, các nghệ sĩ tạo nên một môi trường nghệ thuật hàn lâm chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của công chúng.
Chương trình sẽ được công diễn vào đêm 2-3/8 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
0