Ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực số trong dạy học

Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Một tiết lên lớp môn Công nghệ lớp 5, sử dụng điện thoại đã được cô giáo Dương Hương Nhung, Trường Tiểu học Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, thực hiện rất thành công với nhiều sự đổi mới, sáng tạo đưa những phần mềm vào bài học, phát triển năng lực số, giao tiếp số một cách hợp lý, hiệu quả trong dạy học môn công nghệ cho học sinh lớp 5. Giáo viên, khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng giờ học thông minh, đem lại sự hào hứng, động lực học tập cho học sinh.

Cô giáo Dương Hương Nhung chia sẻ: “Điểm mới trong bài giảng mà tôi muốn mang đến đó chính là những kỹ năng an toàn khi sử dụng điện thoại. Thứ hai đó là việc sử dụng điện thoại đúng lúc, đúng chỗ và tiết kiệm chi phí. Thứ ba đó là liên quan đến các hoạt động thực hành của các con để sau bài học, các con sẽ biết cách sử dụng điện thoại an toàn".

Còn tiết học STEM lớp 2: Khối trụ, khối cầu tại Trường Tiểu học Đồng Nhân, dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ, khéo léo của cô giáo, các em học sinh đã cùng nhau tự học, cùng khám phá những điểm giống và khác nhau giữa khối trụ và khối cầu. Hoạt động luyện tập được tổ chức thành trò chơi, học sinh được giao lưu, chia sẻ cách làm giúp học sinh  chủ động lĩnh hội kiến thức.

Trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục, các trường học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng tổ chức chuyên đề dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như đẩy mạnh chuyển đổi số còn trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để bước vào kỷ nguyên số.

Th.S Vũ Thị Ngọc Thúy - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay: “Nếu hoạt động được nhân rộng trong toàn thể học sinh thì đây là cơ hội rất tốt, cũng là nền tảng để học sinh chúng ta sau này phát triển hơn. Các con được tư duy, được rèn kỹ năng tư duy để phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Đúng với tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là dạy học để phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh".

Có thể nói, những chuyên đề như thế đem lại hiệu quả cao, phát huy được năng lực phẩm chất, tính tích cực, chủ động, hợp tác của học sinh, phát triển năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ, giao tiếp công nghệ của học sinh chuyên đề có tính đổi mới, sáng tạo, có thể áp dụng và phổ biến cho giáo viên các trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị tăng phụ cấp cho giáo viên lên tối đa 80%, cấp phụ cấp cho nhân viên trường học, quy định phụ cấp khi thực hiện biệt phái...

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 13/5 công bố số lượng thí sinh đăng ký dự thi lớp 10 công lập năm học 2025-2026, trong đó Trường THPT Yên Hòa có tổng số thí sinh đăng ký hàng đầu với hơn 1.928 lượt, nguyện vọng 1 là 1.869.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT của các trường trung học phổ thông công lập không chuyên và chuyên năm học 2025-2026.

Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.