Truyền thống nghìn năm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc
Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có từ hơn 1.000 năm trước, do bà A Lã Thị Nương, một người con gái ở Cao Bằng nổi tiếng đảm đang và có tay nghề dệt lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc truyền dạy cho dân làng. Từ khi mới ra đời, lụa Vạn Phúc đã trở thành một mặt hàng được ưa chuộng bởi sự khéo léo, tinh tế của bàn tay và tâm hồn người thợ kết tinh vào trong từng thước vải.

Chia sẻ với phóng viên, nghệ nhân Phạm Khắc Hà, hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết: "Nghề dệt lụa của chúng tôi tới nay đã giữ kỷ lục Guinness Việt Nam là làng có nghề dệt lâu đời nhất ở Việt Nam và vẫn còn hoạt động tới ngày nay. Tháng 3/2023 vừa qua, chúng tôi đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Hiện nay, làng nghề của chúng tôi được coi là báu vật của quốc gia và tôi cho thấy đây là một niềm tự hào lớn lao đối với làng nghề mình."
Làng lụa đã thu hút hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, qua đây cũng là kênh quảng bá, giới với du khách về nét văn hóa đặc sắc làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Hà Đông, các điểm đến hấp dẫn, các lễ hội truyền thống, các di sản văn hóa phi vật thể, các làng nghề, sản phẩm văn hóa ẩm thực.


Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.
Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
0