Trung tâm cà phê đầu tiên ở Đại học California, Mỹ

Trung tâm nghiên cứu cà phê tại khuôn viên Davis của Đại học California là cơ sở nghiên cứu học thuật đầu tiên dành riêng cho việc nghiên cứu về hạt cà phê.

Tại đây, các nhà nghiên cứu sẽ phát triển các khía cạnh liên quan đến cà phê, từ sản xuất, chế biến đến nghiên cứu công dụng của cà phê đối với sức khoẻ con người.

Chị Kylie Umeda, sinh viên ngành kỹ thuật hóa học tại trung tâm nghiên cứu cà phê của trường đại học California, Mỹ, (UC Davis), là một trong hơn 2000 người tham gia lớp học nghiên cứu cà phê tại trường. Chị cho biết các nghiên cứu sinh phải nắm rõ từng quy trình từ rang, pha, nếm thử và xem xét kỹ lưỡng chất lượng cà phê để có thể nhận bằng kỹ sư hoá học tại trung tâm.

"Khi nếm thử cà phê, chúng tôi sẽ xác định xem hương vị của nó ra sao, xem nó có hơi chua, có vị đất hay hơi khét không. Chúng tôi sử dụng thông tin đó để xác định hương vị của hạt cà phê, sau đó có thể liên hệ với quá trình rang khi chế biến cà phê", chị Kylie Umeda nói.

Các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu từ sản xuất, chế biến đến nghiên cứu công dụng của cà phê đối với sức khoẻ con người.

Theo đồng Giám đốc Trung tâm Bill Ristenpart, các giáo sư về khoa học thực phẩm, khoa thực vật học và nông nghiệp, khoa kinh doanh, luật, nghiên cứu tôn giáo và xã hội học đã đóng góp chuyên môn của họ cho công tác nghiên cứu đang diễn ra tại Trung tâm.

Ông Bill Ristenpart nhận định: "Trong nhiều năm, cà phê không được nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt học thuật, không chỉ ở trường đại học California mà trên toàn nước Mỹ. Tôi tự hào rằng đây là cơ sở nghiên cứu học thuật đầu tiên của Mỹ dành riêng cho cà phê. Xét đến tầm quan trọng của cà phê đối với văn hóa, kinh tế và xã hội của chúng ta, cà phê cần được nghiên cứu học thuật để nâng cao vị thế của cà phê trên thế giới".

Trung tâm nghiên cứu cà phê UC Davis vừa mới chính thức khai trương sau đợt cải tạo trị giá 6 triệu USD (tương đương 152 tỉ VND), với diện tích lên đến 650 m2.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giáo hoàng Francis qua đời vào hôm nay, 21/4. Theo truyền thống, Giáo hoàng Francis sẽ được để tang trong 9 ngày.

Theo báo cáo năm 2024 của trang IQAir, Byrnihat vùng Meghalaya của Ấn Độ là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới.

Lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh đã kết thúc vào nửa đêm 20/4, theo giờ Moscow. Cả Nga và Ukraine hiện chưa đưa ra tuyên bố mới về khả năng gia hạn khiến tình hình chiến sự tiếp tục trở nên căng thẳng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét cắt thêm 1 tỷ đô la tiền tài trợ liên bang cho Đại học Harvard, lần này nhắm vào các chương trình nghiên cứu y tế.

Tòa thánh Vatican ngày 21/4 thông báo, Giáo hoàng Francis đã qua đời, thọ 88 tuổi.

Số lượng du khách nước ngoài hủy chuyến đến Mỹ đang tăng kỷ lục khi cuộc chiến thương mại dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục leo thang.