Trung Đông và Bắc Phi chìm trong nắng nóng gay gắt

Tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, một đợt nắng nóng thiêu đốt đang bao trùm với nhiệt độ tăng vọt lên trên 40°C, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân.

Trong những ngày hè này, ở Trung Đông và Bắc Phi, khu vực có đài phun nước, cửa hàng có quạt phun sương hay các bãi biển luôn tập trung đông người. Cái nóng như thiêu đốt vượt ngưỡng 40°C khiến nhiều người dân cảm thấy ngột ngạt, khó thở.

Ông Waleed Abu Sala, người dân Libya, nói: "Nhiệt độ đã tăng cao hơn so những năm trước. Khi nhiệt độ lên tới 47°C ở một thành phố ven biển, điều đó có nghĩa là tình hình đã trở nên đáng sợ. Thậm chí ở thành phố, bật điều hòa còn có cảm giác như không bật".

Ở Trung Đông và Bắc Phi, khu vực có đài phun nước, cửa hàng có quạt phun sương hay các bãi biển luôn tập trung đông người.

Các chuyên gia khí tượng dự báo năm 2024 này sẽ là năm nắng nóng kỷ lục trên thế giới. Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus (C3S), cơ quan giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu, cho biết nhiệt độ toàn cầu phá kỷ lục mỗi tháng kể từ tháng 6/2023, tạo ra chuỗi 13 tháng nắng nóng chưa từng có.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu ghi nhận vào tháng 6 năm nay tiếp tục phá vỡ kỷ lục được thiết lập vào năm 2023. Tình hình càng thêm nghiêm trọng khi một số nước ở Trung Đông và Bắc Phi như Iraq, Ai Cập phải đối mặt với tình trạng thiếu nước và cắt điện luân phiên.

Một số nước ở Trung Đông và Bắc Phi như Iraq, Ai Cập phải đối mặt với tình trạng thiếu nước và cắt điện luân phiên.

Trong hoàn cảnh này, những người phải lao động ngoài trời chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Anh Jabar Fares, người dân Iraq, cho hay: "Chúng tôi ra ngoài làm việc từ 7h sáng đến 5h tối. Đi từ sớm trời đã nóng, lúc về thì không có điện. Ở nhà thì làm gì có tiền nên chúng tôi phải làm việc dưới nắng nóng thế này để nuôi gia đình".

Biến đổi khí hậu khiến các đợt nắng nóng trở nên khắc nghiệt, thường xuyên và kéo dài hơn. Theo các nhà khoa học, trung bình trên toàn cầu, một đợt nắng nóng hiện nay có nhiệt độ cao hơn 1,2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giáo hoàng Francis qua đời vào hôm nay, 21/4. Theo truyền thống, Giáo hoàng Francis sẽ được để tang trong 9 ngày.

Theo báo cáo năm 2024 của trang IQAir, Byrnihat vùng Meghalaya của Ấn Độ là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới.

Lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh đã kết thúc vào nửa đêm 20/4, theo giờ Moscow. Cả Nga và Ukraine hiện chưa đưa ra tuyên bố mới về khả năng gia hạn khiến tình hình chiến sự tiếp tục trở nên căng thẳng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét cắt thêm 1 tỷ đô la tiền tài trợ liên bang cho Đại học Harvard, lần này nhắm vào các chương trình nghiên cứu y tế.

Tòa thánh Vatican ngày 21/4 thông báo, Giáo hoàng Francis đã qua đời, thọ 88 tuổi.

Số lượng du khách nước ngoài hủy chuyến đến Mỹ đang tăng kỷ lục khi cuộc chiến thương mại dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục leo thang.