Triển khai ngay các nhiệm vụ sau Tết Nguyên đán

Chiều 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình Tết Nguyên đán Ất Tỵ và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sau Tết.

Chính phủ đánh giá, để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các bộ, cơ quan, địa phương, các lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Các địa phương, bộ, ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, không để ai không có Tết; triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; chú trọng các hoạt động tri ân, nghĩa tình đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đặc biệt, nhiều địa phương tích cực triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát; nhiều người dân được đón Tết trong ngôi nhà mới.

Hàng hóa trong dịp Tết dồi dào, bảo đảm chất lượng, giá cả ổn định, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Sức mua hàng hóa dịp Tết ước tăng 10% so với tháng thường và so với Tết năm 2024.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện tốt. Giao thông vận tải cơ bản thông suốt, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. An ninh chính trị, chủ quyền quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong dịp Tết, số vụ, số người tử vong và bị thương do tai nạn giao thông giảm mạnh so với cùng kỳ.

Hoạt động Tết Nguyên đán gắn với các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025). Các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra sôi động, được quản lý và tổ chức đúng quy định, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm nếp sống văn minh.

Kết luận hội nghị, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng ta không có mục tiêu nào khác và cao hơn là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; đã lãnh đạo dân tộc ta, nhân dân ta đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác; giành và giữ vững độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng đất nước đạt được thắng lợi có tính chất lịch sử để “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay”, tạo tiền đề, nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, văn minh và đời sống Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, tới đây, Đảng bộ Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị đầu tiên; ngay sau Tết cũng là mùa lễ hội, cùng với triển khai các nhiệm vụ thường xuyên phải tổ chức để người dân tham gia các lễ hội vui tươi, lành mạnh, an toàn, chống mê tín, dị đoan, lãng phí… Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm 13 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 67 nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, cơ quan, địa phương tập trung triển khai ngay sau Tết theo đề xuất của Văn phòng Chính phủ và các thành viên Chính phủ nhất trí.

Cùng với đó, các bộ, ban, ngành tiếp tục thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận trung bình 80 vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware), theo thống kê của Kaspersky.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả sớm lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui đón dịp lễ 30/4 - 1/5.

Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thừa nhận đã nhận 1,5 tỷ đồng của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” đã diễn ra tại phố sách Hà Nội nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong ngày 21/4.

Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.

Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.