TP.HCM gỡ vướng giải phóng mặt bằng 176 dự án
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, thành phố vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7-7,5%. Tuy nhiên, hiện mới giải ngân hơn 17.200 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt trên 21% kế hoạch vốn được giao.
Ông Võ Trung Trực, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM cho biết: “Tính từ tháng 10 trở về trước, chúng ta giải ngân được 8,54%. Nguyên nhân chậm là do trước khi triển khai Luật đất đai 2024, chúng ta bố trí vốn cho các dự án đầu tư công và các dự án có GPMB theo Luật đất đai 2013”.
Ngoài ra, các dự án đầu tư công đang vướng mắc do thay đổi các quy định liên quan đến Luật Đất đai, Luật Đấu thầu… khiến chủ đầu tư bị ảnh hưởng. Do đó, một số dự án phải điều chỉnh kế hoạch, thay đổi hồ sơ mời thầu và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo: “Sở Kế hoạch Đầu tư rà soát kỹ lại con số 20.584 tỷ đến nay chưa đạt, phải rõ chủ đầu dự án đó ra để làm rõ nguyên nhân”.
Năm 2024, TP.HCM có 176 dự án bị vướng giải phóng mặt bằng. Trong đó, khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công đang bị vướng khâu bồi thường, tái định cư, điển hình là dự án Rạch Xuyên Tâm, bờ Bắc kênh Đôi.
Các giải pháp khác để thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công được Sở KH&ĐT, Sở TNMT TP.HCM đưa ra là vận dụng các quy định pháp luật để thực hiện song song nhiều thủ tục cùng lúc như điều chỉnh quy hoạch, cấp giấy phép môi trường, phê duyệt dự án. Các chủ đầu tư chậm trễ giải ngân vì lý do chủ quan cần bị xử lý trách nhiệm.


Mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận trung bình 80 vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware), theo thống kê của Kaspersky.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả sớm lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui đón dịp lễ 30/4 - 1/5.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thừa nhận đã nhận 1,5 tỷ đồng của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” đã diễn ra tại phố sách Hà Nội nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong ngày 21/4.
Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.
Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.
0