Tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, mà còn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.

Ngành văn hoá Thủ đô tiếp tục tập trung vào vấn đề này qua các hội thảo, toạ đàm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Hà Nội đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng đối diện với không ít thách thức, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng một hệ giá trị con người phù hợp với thời đại, đồng thời khẳng định tính đại diện của Thủ đô đối với cả nước.

Tại hội thảo do Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành uỷ và Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức, Ban Tổ chức đã dự thảo các phương án, lượng hóa chuẩn mực đề xuất để xây dựng Người Hà Nội “hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh” thành các tiêu chí cụ thể.

Chuẩn mực Người Hà Nội “hào hoa - thanh lịch - nghĩa tình - văn minh” trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế cần hội tụ các yếu tố: thanh lịch trong phong thái, ứng xử thể hiện trong giao tiếp; văn minh trong hành xử công cộng; sáng tạo trong tư duy và hành động; hiện đại trong lối sống; hội nhập quốc tế trong giao tiếp và nhận thức; truyền thống trong tinh thần và cốt cách.

Tham góp ý kiến về vấn đề này, đại diện các quận, huyện, thị xã nhấn mạnh vai trò đổi mới tư duy lãnh đạo, phương thức lãnh đạo, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội.

Các tham luận cũng nhấn mạnh việc cần phải bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; tăng cường quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương đến du khách trong nước và quốc tế; tuyên truyền sâu rộng hệ chuẩn mực con người Việt Nam nói chung để từ đó các đơn vị, cá nhân biết, cụ thể hóa, áp dụng, thực hiện cho phù hợp từng nơi, từng thời kỳ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phố Phan Huy Ích ở quận Ba Đình hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa chỉ ẩm thực được nhiều du khách tìm đến mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.

Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.

Tạp chí Người Hà Nội trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào sáng 8/5