Thuế thép, nhôm tác động lên đối tác và chính nước Mỹ
Mặc dù đây là bước đi nhằm bảo vệ ngành sản xuất thép và nhôm trong nước, nhưng lại tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và chính các ngành công nghiệp Mỹ.
Chính sách thuế 25% áp dụng đối với thép và nhôm nhập khẩu của Tổng thống Trump thực chất không phải là một bước đi mới, mà tương tự với những biện pháp mà ông đã thực hiện trong nhiệm kỳ đầu.
Những nhà sản xuất thép nội địa Mỹ sẽ là đối tượng hưởng lợi đầu tiên từ chính sách này, vì họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm kim loại giá rẻ nhập khẩu. Tuy nhiên, thuế quan này lại tạo ra gánh nặng cho các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu thép và nhôm.
Các lĩnh vực sản xuất như ô tô, xây dựng và hàng không vũ trụ dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi giá nguyên liệu tăng cao. Hiệp hội Xây dựng Quốc gia Mỹ cho biết giá thép xây dựng đã tăng gần 20% kể từ khi các biện pháp thuế quan được công bố.
Đặc biệt, chính sách này không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các quốc gia khác, đặc biệt là Mexico, nơi nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất xuất khẩu. Tại thành phố Ciudad Juarez, Mexico, hơn 100.000 công việc đã bị mất trong thời gian qua, và việc áp thuế mới đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Mexico vào Mỹ dự báo sẽ khiến tình hình thêm phần tồi tệ.
Các công nhân tại nhà máy thép CSN ở tiểu bang Rio de Janeiro, Brazil, cũng lo sợ mất việc, do ảnh hưởng của thuế quan.
Anh Valmir Vianna, công nhân Nhà máy Thép CSN, Brazil, cho biết: “Điều này sẽ gây bất lợi cho tất cả mọi người ở đây. Bởi vì điều này luôn gây hại cho ai? Người lao động. Toàn bộ gánh nặng luôn đổ lên đầu người dân chúng tôi. Bây giờ chúng ta phải xem điều gì sẽ xảy ra với phía người lao động”.
Ngoài ra, các biện pháp thuế quan này còn làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại khi các quốc gia bị ảnh hưởng có thể áp dụng các biện pháp trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ. Canada đã đề xuất áp thuế đối với hàng hóa Mỹ, bao gồm các sản phẩm nông sản và thiết bị công nghiệp.
Mexico cũng đang cân nhắc các biện pháp trả đũa, nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Mỹ, từ đó tạo ra sự bất ổn kinh tế toàn cầu và xáo trộn các hiệp định thương mại quốc tế.
Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.
Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.
Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo chuyển cổ phiếu BCG của Công ty Cổ phần Bamboo Capital sang diện kiểm soát kể từ ngày 13/5, do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
Giá vàng nhẫn, vàng SJC chiều 13/5 đảo chiều tăng mạnh. So với thời điểm sáng 13/5, giá vàng miếng tăng trung bình 1,3 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn ghi nhận mức tăng cao nhất lên tới 1 triệu đồng/lượng.
0