'Thôn thông minh' ở Đan Phượng

Mô hình "Thôn thông minh" ra đời gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Từ chỗ mỗi xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu cần ít nhất 1 mô hình "Thôn thông minh", đến nay, Đan Phượng đã nhân rộng ra 101 thôn, đạt 100% số thôn, tổ dân phố trên địa bàn.

Không còn phải học chay qua bài giảng, giờ đây, Đàm Ngọc Linh cùng các bạn trong lớp có thể học tập Tiếng Anh, Tin học và các môn học khác dễ dàng, tự tin hơn. Toàn huyện Đan Phượng có 5 trường học được đầu tư phòng học ngoại ngữ có trang bị ipad cho từng học sinh, kết nối đường truyền Internet tốc độ cao.

"Chúng em giờ luyện đọc được nhiều hơn nhờ thiết bị được cung cấp này, Học tin học còn dễ hơn nữa và tìm hiểu được nhiều hơn", em Đàm Ngọc Linh, học sinh lớp 5D, trường tiểu học Đan Phượng, huyện Đan Phượng nói.

Còn với bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng thôn An Sơn 1 - xã Thượng Mỗ. Dù đã 62 tuổi nhưng tiếp cận rất nhanh các nền tảng xã hội, tạo thành các nhóm để quản lý trao đổi điều hành công việc trong thôn. Đây chỉ là một trong 16 tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập ở 16/16 xã, thị trấn. Cùng với đó là 129 tổ công nghệ cộng đồng thôn, cụm dân cư, tổ dân phố với hơn 1 nghìn thành viên. 

Bà Nguyễn Thị Thanh chia sẻ: "Với cộng đồng số thì nhân dân được hưởng lợi đầu tiên. Người buôn bán giờ cũng thuận lợi hơn trong bán hàng".

2.700 camera an ninh và hơn 1.800 đèn năng lượng mặt trời cũng được lắp đặt tại ngã ba, ngã tư, trục giao thông, xóm, ngõ. Cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại với mỗi người dân Đan Phượng khi mô hình “Thôn thông minh” được nhân rộng.

" Chúng tôi tiếp tục nhiệm vụ chuyển đổi số và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu xây dựng hoàn chỉnh mô hình xã thông minh trên địa bàn huyện", ông Bùi Anh Tùng - Chủ tịch UBND xã Song Phượng, huyện Đan Phượng nói.

Huyện Đan Phượng được đánh giá là một trong những điểm sáng của cả nước trong ứng dụng công nghệ số. Người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu, do vậy mô hình “Thôn thông minh” mang lại nhiều giá trị thiết thực

Chuyển đổi số cần được thực hiện bởi những chính sách chương trình hoạt động kết quả cụ thể, sau thời gian triển khai Hà Nội đang có 101 "thôn thông minh" ở Đan Phượng, kết quả bước đầu đã mang lại rất nhiều tiện ích đến người dân và thuận lợi cho công tác quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương. Mô hình “Thôn thông minh” ở Đan Phượng có thể coi là 1 cách làm hay về thực hiện chuyển đổi số 1 cách hiệu quả. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự kiến trong Quý II/2025, huyện Thanh Trì sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng để giao cho doanh nghiệp triển khai hoàn thiện nút giao đường Phạm Tu - tỉnh lộ 70.

Sở Xây dựng dự kiến bổ sung khoảng 2.500 - 2.700 điểm dừng, nâng tổng số điểm dừng lên khoảng 6.500 điểm, tăng 65 - 70% so với hiện nay.

UBND huyện Quốc Oai và UBND huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội) vừa công bố quyết định tạm dừng điều hành của 5 chủ tịch UBND xã để tập trung xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.

Quận Tây Hồ đang tăng tốc giải phóng mặt bằng để kịp khởi công dự án cầu Tứ Liên vào dịp 19/5.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 6/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Với điểm số 68,38, Hà Nội tăng bốn bậc trong PCI 2024 từ vị trí số 28 của năm ngoái lên vị trí thứ 24, nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt.