Thị trường diễn biến phân hóa, VN-Index giảm điểm
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,05 điểm (-0,16%), về mức 1.286,34 điểm; HNX-Index giảm 0,65 điểm (-0,28%), về mức 230,72 điểm. Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 670 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 15.3 ngàn tỷ đồng.
Các mã FPT, HPG, EIB và MWG là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 1,7 điểm của chỉ số. Đáng chú ý, cổ phiếu EIB có thời điểm giảm sàn trong phiên, sau đó hồi phục đôi chút và chốt phiên ở mức 18,250 đồng/cổ phiếu (giảm 4,45%). Khối lượng cổ phiếu tăng đột biến, đạt hơn 42.6 triệu cổ phiếu trong phiên.
Về mức độ ảnh hưởng, ngành công nghệ thông tin có mức giảm mạnh nhất thị trường với -1,34%, chủ yếu đến từ mã FPT (-1,43%) và CMT (-0,75%). Theo sau là ngành tiêu dùng không thiết yếu và ngành năng lượng với mức giảm lần lượt là 0,78% và 0,67%. Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 662 tỷ đồng trên sàn HoSE.


Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam.
Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).
Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, do khó đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo.
0