Tạo động lực cho thị trường BĐS bằng cơ chế và vốn

Đài Hà Nội đã tổ chức diễn đàn “Cơ chế đặc thù và và dòng vốn cho thị trường bất động sản” tại TP. Hồ Chí Minh trong sáng 9/4, nhằm thảo luận về những cơ chế cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh Chính phủ vừa ban hành hai Nghị định số 75 và 76; hướng dẫn chi tiết để thực hiện hai Nghị quyết quan trọng cho thị trường bất động sản đó là Nghị quyết số 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất và Nghị quyết số 170 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc với các dự án trong kết luận thanh tra, kiểm tra tại Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa.

Diễn đàn quy tụ hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia tài chính và bất động sản tham dự để cùng thảo luận về những cơ chế cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Trong phiên thảo luận với chủ đề “Gỡ vướng cho đất động sản từ cơ chế đặc thù” tại diễn đàn, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia đều cho rằng, Nghị quyết 170 và Nghị quyết 171 chính là cơ chế đặc thù tháo gỡ những vướng mắc trong các dự án có sai phạm và tạo ra cơ chế pháp lý để giúp các dự án này có thể tiếp tục hoạt động và giúp nhà đầu tư dễ dàng chuyển nhượng đất để xây dựng nhà ở thương mại.

GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết: "Cơ chế đặc thù mà Quốc hội thông qua hai Nghị quyết 170 và 171 đã giải quyết cho hai nhóm. Nhóm thứ nhất, nhóm những dự án trước đây đã triển khai nhưng vi phạm, đã xử lý, nhà đầu tư phải dừng dự án. Bây giờ xử lý xong rồi, đưa ra một cơ chế để dự án ấy tiếp tục thực hiện. Thứ hai là những dự án trước đây quy định phải có đất ở thì bây giờ không có đất ở vẫn được chuyển sang nhà ở thương mại. Nhưng đây là thí điểm cần có sự đồng ý của địa phương".

Tại diễn đàn, Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho biết, thành phố hiện có 86 dự án với quy mô khoảng 57.000 căn nhà đang bị vướng từ năm 2015 không thể triển khai được vì đất trên dự án không có m² đất ở nào. Tuy nhiên, với Nghị quyết 171, các dự án sẽ được tháo gỡ. Cho đến nay với hướng dẫn của Nghị định 75, TP.HCM nhận được đăng ký thí điểm 343 dự án với hơn 1.900ha.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: "Mỗi dự án có 830 căn nhà thì 343 dự án sẽ có một lượng nhà ở ra thị trường rất lớn. Dự kiến sẽ có thêm 216 nghìn căn nhà được đưa ra thị trường trong vòng 3-10 năm tới. Khi chúng ta đầu tư  khoảng 1.000 tỷ cho mỗi ha dự án nhà ở thương mại thì sẽ có 1 triệu 910 tỷ đầu tư ra ngoài xã hội và kéo theo 35 ngành kinh tế, tạo việc làm cho hàng triệu lao động".

Với phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Linh hoạt trong chính sách tiền tệ để thị trường bất động sản phát triển bền vững”, các chuyên gia cũng nhìn nhận, hiện nay, vấn đề của thị trường bất động sản là đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tín dụng từ ngân hàng. Đây chính là “bệnh đường huyết cao” của thị trường. Nếu quá lệ thuộc thì sẽ dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn và gây ra đột quỵ tài chính. Để trị bệnh này cần cơ chế cho chính sách sách vốn và  cần tạo ra những “cholesterol” tốt cho thị trường.

Cơ chế đặc thù chính là “bàn đạp”, còn dòng vốn là “động lực” giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, yếu tố then chốt vẫn là sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước, địa phương, ngân hàng và doanh nghiệp.

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các bên liên quan, các diễn giải kỳ vọng thị trường bất động sản đang đứng trước cơ hội bước vào một chu kỳ phát triển mới lành mạnh và bền vững hơn. Khi các nút thắt được gỡ, nguồn cung sẽ tăng, giá nhà dần quay về giá trị thực thay vì bị đẩy lên ảo như trước, mở ra nhiều cơ hội hơn để người dân hiện thực hóa giấc mơ “an cư”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.

Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.

UBND quận Nam Từ Liêm vừa thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 28 hộ gia đình tại phường Mễ Trì để phục vụ xây dựng công viên giải trí, trường học và các dự án thương mại.