Tạo chính sách để thu hút doanh nghiệp phát triển

Sáng nay, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Quan tâm đến vấn đề về giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do và việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn cho biết, hiện nay ngành công nghiệp hỗ trợ có khoảng 1.500 doanh nghiệp, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, điện và điện tử, nhựa, cao su và hóa chất. Tuy nhiên, năm vừa qua, sức khỏe của doanh nghiệp suy giảm khá nghiêm trọng về doanh thu, tình trạng mất đơn hàng từ nhiều thị trường đang diễn ra và hiện nay đang gặp hai nút thắt rất lớn về vốn và chi phí. Trong khi đó, làn sóng đổ bộ công nghiệp hỗ trợ của nhiều nước vào Việt Nam đang diễn ra với quy mô lớn và rất nhanh. Điều này cho thấy, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa kịp lớn để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.

Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về vấn đề này cũng như giải pháp trong thời gian tới để hỗ trợ các doanh nghiệp?

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong thời gian tới, để nâng cao năng lực cho công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp ở trong nước phát triển thì chúng ta phải rà soát lại hệ thống pháp luật để khi những chính sách được ban hành phải đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, các địa phương cần có sự hỗ trợ về nguồn vốn, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và các điều kiện khác. Ngoài ra, cần sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài và các luật có liên quan để các doanh nghiệp FDI phải có sự ràng buộc, hợp tác, liên kết với doanh nghiệp trong nước nhằm từng bước nội địa hóa sản phẩm ở trong nước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Liên quan đến thu hút đầu tư, tham gia các FTA, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm rõ thêm, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định FTA, nhưng cũng cần nhìn nhận là lợi ích mang lại chưa lớn. Vì vậy, thời gian tới cần triển khai nhanh chóng để đáp ứng các quyết định từ các hiệp định thương mại này; hơn nữa thông tin về thị trường cũng như môi trường pháp lý của các nước tham gia FTA, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa đầy đủ. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp là rất cần thiết; đồng thời cần có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp trong nước…. Đối với thu hút FDI, cũng cần có tiêu chí chặt chẽ hơn, thu hút nguồn vốn đầu tư vào công nghệ, cam kết nghiên cứu và chuyển giao cho doanh nghiệp Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Tiếp đó, trong sáng nay, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn đã đăng đàn trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán. Nội dung chất vấn gồm: trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm; việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán nhà nước; giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.