Tái hiện lịch sử chân thực với công nghệ thực tế ảo

Trong thời đại 4.0, công nghệ không chỉ thay đổi cách chúng ta sống, làm việc mà còn mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới để kết nối với quá khứ.

Tận dụng sức mạnh của công nghệ hiện đại, các dữ liệu, hiện vật và câu chuyện lịch sử đã được tái hiện chân thực, sống động, giúp người xem dễ dàng tiếp cận và hiểu hơn về lịch sử dân tộc.

Thông qua mạng xã hội, biết đến dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo, anh Nguyễn Chí Linh (phường Trung Văn, Hà Đông) cùng nhiều bạn trẻ rất háo hức trải nghiệm. Với họ đây là cách tìm hiểu lịch sử sinh động và thú vị.

Anh Linh chia sẻ: "Công nghệ VR360 giúp mình có thể đi đến từng địa điểm và ở đó có những bài thuyết minh. Bằng phương thức này, mình có thể dễ hiểu và dễ nhớ hơn".

Thông qua hình ảnh, video trực quan, thuyết minh, tư liệu được trình bày khoa học, người dùng sẽ có trải nghiệm thú vị, nắm bắt dễ dàng thông tin các sự kiện nổi tiếng, mang đậm dấu ấn lịch sử như sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, Chiến dịch Lam Sơn 719... Đặc biệt, người dùng sẽ có dịp tham quan thực tế ảo (công nghệ VR360) các địa danh lịch sử gắn liền với hành trình phát triển của quân đội ta.

Dự án cũng giới thiệu flipbook và bảo tàng 3D khắc họa cuộc đời những vị tướng tài danh như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Lê Trọng Tấn.

Thành Đoàn Hà Nội phối hợp cung cấp thêm thông tin các địa chỉ đỏ cách mạng, đóng góp vào kho tàng dữ liệu số về lịch sử thêm phong phú.

Lịch sử không chỉ là những dấu mốc thời gian đã qua, mà còn là cội nguồn, bản sắc của dân tộc, định hình tương lai. Sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp lịch sử vẻ vang của dân tộc luôn luôn được ghi nhớ, từ đó khơi dậy sự tự hào và lòng yêu nước trong thế hệ trẻ hôm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.

Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.

Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.