Sử dụng thuế để ngăn chặn đầu cơ bất động sản

Thuế được coi là công cụ hữu hiệu điều chỉnh thị trường bất đông sản lúc này. Tuy nhiên, đánh thuế như thế nào cho hiệu quả lại là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý.

Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh cho biết: “Hiện nay, hiện tượng các chủ thể nhờ người thân đứng tên BĐS rất là nhiều. Có thể họ có 10 BĐS nhưng họ lại để cho 10 người đứng tên. Thì khi đó chủ thể này thậm chí không phải chịu thuế BĐS. Thế nhưng mà đối với chủ thể khác, chỉ có 2 BĐS thôi, nhưng anh ta rất trung thực, anh ta kê khai cả 2 BĐS thuộc sở hữu của mình. Thế thì người có 10 BĐS thì không chịu thuế, còn người có 2 BĐS lại chịu thuế".

Đó chỉ là 1 trong số những bất cập mà chính sách thuế về BĐS đang gặp phải hiện nay. Điều này bắt nguồn từ việc chưa có đủ cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng để đánh thuế. Đây cũng là lí do khiến Luật Thuế Bất động sản mới chỉ nằm trong đề xuất.

Việc các chủ thể đứng ra nhờ người thân đứng tên BĐS nhiều khiến cho xây dựng chính sách thuế khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng: “Chúng ta phải có đầy đủ dữ liệu, xem bất động sản này của ai và xem cá thể, chủ thể này có bao nhiêu bất động sản, với giá trị là bao nhiêu. Để ngay khi luật có hiệu lực thì chúng ta sẽ đánh thuế được. Tôi cho rằng trong thời gian này một phần chúng ta cũng đang nghiên cứu làm luật và một phần nữa chúng ta đang xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, nhà ở, BĐS. Thì để khi mà luật có hiệu lực thì chúng ta mới có điều kiện tổ chức thực hiện luật một cách có hiệu quả”.

Thuế bất động sản đã rất nhiều lần được đề xuất, nhưng trên thực tế rất khó để triển khai, bởi yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin cho thị trường bất động sản đến nay vẫn chậm trễ thực hiện. Không có cơ sở dữ liệu, thông tin các giao dịch mua bán chưa công khai, nhiều người chuyển nhượng trao tay không qua kênh chính thức thì rất khó để đánh thuế.

Hơn nữa, tại Việt Nam, thu nhập của phần lớn người lao động còn thấp, không có chi phí cho nhà ở nên thuế BĐS từ trước đến nay rất thấp, không đáng kể. Điều này vô hình trung tạo điều kiện cho một bộ phận đầu cơ đất đai.

Một khu đất đang được giao dịch tại Hà Nội.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế: “Đánh vào thuế sử dụng đất cao hơn, thậm chí gấp 4 - 5 lần so với những nhà ở đã sử dụng trước đó là điều chúng ta cũng nên tính đến. Và thậm chí chúng ta cũng cần tính đến đánh đến những mức như tiền thuê đối với diện tích đất và diện tích xây dựng mà chúng ta đang có”.

Việc điều tiết thị trường thông qua chính sách thuế bất động sản sẽ giảm bớt đầu cơ, kiềm chế đà tăng giá nhà đất. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần nghiên cứu kỹ mức thuế suất, tránh trùng lặp, thuế chồng thuế khiến người dân bị kiệt quệ sức mua. Trong khi đó, người giàu có thể lách thuế bằng cách chuyển quyền sở hữu tài sản cho người thân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.

Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.