Sới vật ngày xuân
Ông Vũ Văn Ni năm nay 63 tuổi nhưng chưa năm nào bỏ lỡ sới vật đầu xuân của quê hương mình. Với những người như ông Ni, hội vật không chỉ là một cuộc thi đấu, mà còn là truyền thống, là tinh thần thượng võ đã thấm vào máu thịt của những người đàn ông nơi đây từ khi còn là những cậu bé.
Trận đấu đầu tiên - keo vật thờ, không phải là cuộc tranh thắng bại, mà là màn trình diễn của những bậc lão đô, một nghi thức trang trọng mở màn cho ngày hội.
Bước ra sới, hai lão đô Phí Hữu Tình và Vũ Văn Ni, mái tóc điểm bạc nhưng dáng vẻ vẫn vững chãi, ánh mắt đầy khí thế. Họ cúi chào nhau theo đúng lễ nghi, rồi nhập cuộc trong những tràng pháo tay rộn rã của khán giả.
Từng động tác đều uyển chuyển, chắc chắn, như một màn biểu diễn của những bậc thầy làng vật khiến người xem không khỏi trầm trồ.
Ông Ni chia sẻ: "Tôi là người đã đi vật nhiều năm nên địa phương cũng rất mến mộ. Vì đây là giải vật thờ nên sẽ không phân thắng thua mà chỉ được hòa. Ở các giải toàn quốc sẽ phải tính cân nặng nhưng ở những hội làng như vậy chỉ cần có sức khỏe là đều có thể tham gia."
Sau keo vật thờ của các đô vật lão làng, hội vật chính thức bước vào những màn so tài quyết liệt phía sau. Các đô vật thi đấu theo độ tuổi, từ thiếu niên đến trên 18 tuổi. Với tinh thần thượng võ, các đô vật đã cống hiến cho người xem những pha thi đấu gay cấn và đẹp mắt.
Đấu vật là môn thể thao phổ biến tại Quốc Oai. Người lớn dạy trẻ nhỏ, người già truyền bí quyết cho con cháu. Những đứa trẻ lên 5, lên 7 đã biết thách đấu nhau lên sới của làng. Hàng trăm năm qua, vật truyền thống đã được người dân nơi đây gìn giữ và trao truyền như thế.
Sới vật của xã Phượng Sơn là một trong số hàng chục sới vật được tổ chức trong những ngày xuân ở Quốc Oai, cho thấy nét văn hóa truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ.
Giữa dòng người đến xem hội vật, có những cụ bà đã ngót ngét 90 tuổi. Hàm răng đen nhánh, lưng còng, tóc bạc nhưng ánh mắt tinh anh vẫn không rời khỏi sới vật. Với các cụ, hội vật không chỉ là một trò thi đấu đầu xuân, mà còn là cả một phần ký ức của tuổi thơ nơi mảnh đất Quốc Oai mang tinh thần thượng võ này.
Trong tiếng trống hội rộn ràng, các đô vật tiếp tục lên sới để tranh tài cao thấp. Từ những lão đô dạn dày kinh nghiệm như ông Ni, đến những chàng trai trẻ hừng hực khí thế, vẫn háo hức theo từng keo vật.
Năm này qua năm khác, mùa hội vật lại trở thành sợi dây kết nối quá khứ và hiện tại, để những giá trị văn hóa không chỉ tồn tại, mà còn hòa vào hơi thở cuộc sống, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đất vật Quốc Oai.
Bún thang là một trong những món đặc sản cao cấp và đắt tiền trong danh sách các món bún nổi tiếng tại Hà Nội. Đây được coi là một món quà thanh nhã và tinh tế của Thủ đô Hà Nội.
Từ những sợi tre, mây mềm mại, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung (xã Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội) đã dệt nên những bức ảnh chân dung Bác Hồ bằng đôi bàn tay khéo léo và lòng tôn kính của mình.
Lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình đã trở thành một nghi lễ thiêng liêng. Đây cũng là thời khắc đầy xúc động mà nhiều người dân Thủ đô và du khách luôn mong chờ.
Trên phố Hồ Hoàn Kiếm - con phố ngắn nhất của Thủ đô Hà Nội, mỗi ngày đều ghi dấu biết bao kỷ niệm của một nhóm những người lính nay đã ở lứa tuổi 70-80.
“Món ngon Hà Thành” là một series giới thiệu về đời sống ẩm thực phong phú ở Hà Nội sẽ được phát sóng hàng ngày vào lúc 19h50 trên Kênh H2 và 17h25 trên kênh H1 cùng các nền tảng số của Đài, bắt đầu từ 1/5.
Phố phường Thủ đô đang được trang hoàng rực rỡ để kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Ở đâu cũng rộn ràng không khí vui tươi, phấn khởi. Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp nơi nhân thêm niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân Việt Nam.
0